Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM, Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, khoảng 10% dân số thế giới (500-800 triệu người) mắc cúm mỗi năm. Trong suốt mùa cúm, có đến 40% trẻ nhỏ và 30% học sinh nhiễm bệnh.

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh theo đường hô hấp. Một ngày trước khi có triệu chứng cho đến bảy hôm sau đó, bệnh nhân có thể lây cho hàng trăm người khác khi ho, hắt hơi.

Đa số các ca nhiễm cúm ở thể nhẹ, tự khỏi mà không cần điều trị, song vẫn có một số biến thể nguy hiểm. Đại dịch cúm Tây Ban Nha (H1N1) từng cướp đi sinh mạng 40 triệu người trong hai năm 1918-1920, tức 5% dân số thế giới. Cúm châu Á (H2N2) năm 1957, cúm HongKong (H3N2) năm 1968... cũng khiến hàng triệu người chết, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều quốc gia mỗi khi chúng càn quét qua.

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh theo đường hô hấp.

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh theo đường hô hấp.

Các chủng cúm thông thường cũng gây nguy hiểm nếu cư trú trên cơ địa người mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, tim mạch, hen, các bệnh suy giảm miễn dịch) hoặc cấp tính. Người già, trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ suy dinh dưỡng… thường bệnh nặng và lâu khỏi hơn. Họ có nguy cơ cao gặp biến chứng viêm phổi, xoang, thanh - khí - phế quản, tai giữa, thậm chí tử vong.

Biến chứng hô hấp khác hiếm gặp hơn nhưng nghiêm trọng là tràn dịch màng phổi, viêm mủ màng phổi. Trẻ em dùng nhóm thuốc salicylat (ví dụ aspirin) để điều trị cúm có thể mắc hội chứng Reye với biểu hiện buồn nôn, nôn, lơ mơ, mê sảng, co giật, hôn mê.

Bác sĩ Tuấn cho biết, không thể tiêu diệt vĩnh viễn virus cúm. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Science cho thấy, virus cúm luôn tồn tại, chờ trực miễn dịch suy yếu để tấn công, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cơ thể có sức đề kháng khoẻ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng. Ngay cả khi cúm, bệnh cũng nhẹ hơn, ít biến chứng, mau khỏi. Ngược lại, người miễn dịch yếu dễ mắc, bệnh nặng, kéo dài, nhiều biến chứng và thời gian thải virus ra ngoài lâu.

Để chung sống “hòa bình” với chúng, cần chủ động tăng sức đề kháng cơ thể bằng cách tiêm phòng vắcxin, rửa tay sạch thường xuyên, giữ vệ sinh môi trường sống, nghỉ ngơi và vận động hợp l‎ý, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đầy đủ vitamin... Đặc biệt, nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột bởi 70-80% tế bào miễn dịch của cơ thể đều tập trung ở hệ tiêu hóa.

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi với hàng tỷ lợi khuẩn probiotics L.Casei 431 giúp giảm tỷ lệ mắc và số ngày cảm cúm.

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi với hàng tỷ lợi khuẩn probiotics L.Casei 431 giúp giảm tỷ lệ mắc và số ngày cảm cúm.

Bác sĩ Tuấn giải thích thêm, các loại lợi khuẩn (tên khoa học là probiotics) có thể cải thiện sức khỏe con người thông qua cơ chế điều hòa miễn dịch. Chúng không chỉ chống lại vi sinh vật gây bệnh, cạnh tranh chất dinh dưỡng với hại khuẩn, mà còn sản xuất các yếu tố kháng khuẩn, hoạt hóa đáp ứng miễn dịch tại chỗ, tăng cường hàng rào bảo vệ ở ruột. Ngoài ra, lợi khuẩn còn sản xuất globuline miễn dịch IgA, điều hòa phản ứng viêm toàn thân và tại chỗ.

Sử dụng sữa chua uống giàu lợi khuẩn mỗi ngày là cách phòng ngừa cảm cúm đơn giản, lại ngon khoẻ, ít tốn kém cho cả gia đình, mà bác sĩ Tuấn gợi ý. Nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên 240 trẻ 2-5 tuổi ở Hải Dương cũng cho thấy, bổ sung sữa chua uống men sống Probi chứa chủng men probiotics L.Casei 431 giúp giảm tỷ lệ mắc và số ngày cảm cúm hiệu quả.

An San

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét