Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Trẻ con nội thành TP HCM béo phì, trẻ ngoại thành suy dinh dưỡng

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam năm 2016, tỷ lệ trẻ nhẹ cân chiếm 14,1%, thấp còi là 24,6%, gầy còm 7,8%. Trong đó, TP HCM ghi nhận tình trạng trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng ở cả ba thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt ở mức 4,1%; 6,4% và 2,1%. 

Một số khảo sát tại TP HCM cho thấy thực trạng suy dinh dưỡng xảy ra nghiêm trọng hơn ở nhóm trẻ sống tại các khu vực vùng ven như quận 12, huyện Hóc Môn, Củ chi, Nhà Bè, Cần Giờ. Trái lại, có một số khu vực có mức sống cao, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì lại gia tăng nhanh, đặc biệt là các quận trung tâm thành phố. Thống kê trong vòng 10 năm trở lại đây ghi nhận tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới năm tuổi tăng hơn ba lần, từ 3% năm 2000 lên 11% năm 2013.

tre-an-thieu-hoac-thua-chat-deu-kem-phat-trien-chieu-cao-va-tri-tue

Bác sĩ khám dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: TT.

Theo bác sĩ Đỗ Triều Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển chiều cao, trí tuệ, thể chất của một người khi trưởng thành. Tuy nhiên nhiều gia đình Việt chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng này.

Nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng là do không được chăm sóc đúng cách từ trong bụng mẹ. Trẻ em trong các gia đình nghèo không đủ thực phẩm để ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, trong khi các bé ở thành thị lại ăn thừa chất nên thừa cân, béo phì. Thực trạng này không những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ mà còn gây nhiều bệnh tật nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch...

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh khi chăm sóc trẻ cần cho "ăn đúng, ăn đủ" để các em không bị thiếu hay thừa chất. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển tối ưu về thể lực và trí tuệ. Ngoài ra cần chú ý đến vận động thể dục thể thao sẽ giúp các bé ăn ngon, ngủ sâu, tăng cân, kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương, từ đó đạt được chiều cao tối đa, cải thiện nhược điểm về gene di truyền.

Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn tổ chức khám dinh dưỡng định kỳ và điều trị biếng ăn, chậm tăng cân, nhẹ cân, điều trị suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân, béo phì, hội chứng kém hấp thu… vào sáng chủ nhật hàng tuần từ ngày 3/9

Thiếu nữ 18 tuổi ở Hà Nội bị cách ly do viêm não mô cầu

Bệnh nhân quê Quảng Bình, đang trọ học tại quận Cầu Giấy. Hai ngày trước khi vào viện, cô bị sốt, ý thức lơ mơ kèm theo nôn, đau đầu. Nghĩ bị sốt xuất huyết, cô gái điều trị tại một bệnh viện gần nhà sau đó được chuyển Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh nhân vào viện trong tình trạng tỉnh, cổ cứng, ban xuất huyết hoại tử vùng ngực, bụng, đùi. Bệnh nhân được chỉ định chọc dịch não tuỷ xét nghiệm. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do não mô cầu.

Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị cách ly. Bệnh viện cũng thông báo cho Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch viêm não mô cầu tại nơi bệnh nhân cư ngụ. Đây là bệnh nhân viêm não mô cầu đầu tiên ở Hà Nội trong năm nay. 

Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết đã cử cán bộ đến nơi bệnh nhân cư trú để điều tra dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần với người bệnh để cách ly, tự theo dõi tại nhà và uống kháng sinh dự phòng. Hiện ổ dịch đã được khống chế, chỉ dừng lại ở một ca bệnh.

tuong-sot-xuat-huyet-co-gai-18-tuoi-o-ha-noi-bi-cach-ly-do-viem-nao-mo-cau

Ban xuất huyết đặc trưng của bệnh viêm não mô cầu. Ảnh: Bác sĩ cung cấp. 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, diễn tiến không quá nặng nên sau 4 ngày điều trị đã có thể ra viện. Rất may người bệnh được cách ky kịp thời, tránh lây cho bệnh nhân khác. So với sốt xuất huyết, viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm hơn nhiều và lây qua đường hô hấp.

Theo tiến sĩ Kính, bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu có thể sốt cao đột ngột giống như bệnh cảnh sốt xuất huyết, song khác biệt là có chấm xuất huyết hoại tử hình sao rất đặc trưng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các hội chứng màng não (đau đầu, cổ cứng…) trong khi người bệnh sốt xuất huyết chỉ mệt, lờ đờ. Bệnh nhân viêm màng não cũng có thể bị sốc ngay từ ngày đầu phát bệnh, trong khi với bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nặng từ ngày thứ 3 trở đi. 

Bệnh não mô cầu thường xuất hiện rải rác quanh năm và tăng cao vào mùa xuân. Trung bình một năm Hà Nội ghi nhận 5-7 ca viêm não mô cầu. Não mô cầu là bệnh nguy hiểm, bệnh nhân chỉ sau vài tiếng nhiễm bệnh đã có thể sốc nhiễm khuẩn. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nguy cơ cao ở trẻ em và người già do sức đề kháng kém.

Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng 5-25%. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, khi tiếp xúc thông thường người với người sẽ lây truyền qua nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, ho, hắt hơi. Vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm họng. Với những người cơ địa yếu, vi khuẩn tiếp tục lan vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Trường hợp diễn tiến cấp tính, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.

Khi nhiễm vi khuẩn não mô cầu, thời gian ủ bệnh 2-10 ngày, thường 3-4 ngày. Bệnh nhân có các biểu hiện sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, gáy cứng (trẻ nhỏ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc biểu hiện sốc nhiễm khuẩn... Biểu hiện này tương tự viêm não, màng não do virus thông thường khác. Bệnh cũng có ban hoại tử trên da nên dễ nhầm với bệnh liên cầu khuẩn. Ngoài ra, bệnh còn khó phát hiện sớm vì biểu hiện ban đầu như viêm họng thông thường nhưng diễn biến cấp tính.

Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

- Vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

- Chủ động tiêm văcxin phòng bệnh cho trẻ. Văcxin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

- Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cụ ông 72 tuổi vật tay thắng thanh niên trai tráng

Thứ sáu, 1/9/2017 | 10:06 GMT+7

Thứ sáu, 1/9/2017 | 10:06 GMT+7

Cụ Lynn (Mỹ) vật tay thắng những người trẻ chỉ bằng nửa số tuổi của mình hay vận động viên thể hình, theo Men's Health.

Hội An  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2wTOVJR"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Dùng keo sinh học chữa suy giãn tĩnh mạch

dung-keo-sinh-hoc-chua-suy-gian-tinh-mach

Các bác sĩ đang thực hiện thủ thuật bơm keo sinh học điều trị suy giãn tĩnh mạch. Ảnh: TT.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM vừa ứng dụng phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học cho hai nữ bệnh nhân đầu tiên, với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Chong Tze Tec, Bệnh viện Quốc gia Singapore. 

Bác sĩ Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực Mạch máu cho biết phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng keo sinh học đã được ứng dụng tại nhiều nước như Mỹ, Canada, New Zealand, Singapore... song còn rất mới ở Việt Nam. Phương pháp này khá đơn giản, không đòi hỏi phải có thiết bị hiện đại, chỉ cần dùng công cụ chuyên dụng để luồn vào lòng tĩnh mạch và bơm keo gây bít tắc hoàn toàn tại đoạn tĩnh mạch bị bệnh. Bác sĩ quan sát hình ảnh mạch máu qua màn hình siêu âm để thao tác chính xác.

Theo bác sĩ Vỹ, nghiên cứu trên thế giới ghi nhận tỷ lệ thành công của thủ thuật bít tắc bằng keo sinh học khoảng 95%. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện ngắn, khoảng 15 đến 20 phút, bệnh nhân hồi phục nhanh, sớm trở lại công việc và cuộc sống bình thường. Tuy nhiên thủ thuật này chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông từ cấp độ 2 trở lên, không dùng cho những tĩnh mạch nằm sát da. 

Phương pháp này chưa được Bảo hiểm y tế chi trả, có giá thành cao gấp 2 đến 3 lần so với các phương pháp thường quy như phẫu thuật, đốt sóng cao tần RFA hoặc laser. Trung bình trên 40 triệu đồng một ca tùy vào lượng keo sử dụng. 

Trắc nghiệm nguy cơ khủng hoảng tuổi trung niên ở nam giới

Thứ sáu, 1/9/2017 | 09:00 GMT+7

|

Thứ sáu, 1/9/2017 | 09:00 GMT+7

Trả lời hết 10 câu hỏi dưới đây, bác sĩ Từ Thành Trí Dũng sẽ cho biết, giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên ghé thăm bạn hay chưa.

An San

Bà bầu Sài Gòn trải nghiệm hành trình vượt cạn trước khi sinh

Tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết, bệnh viện mở tour tham quan quá trình sinh nở với mong muốn giúp thai phụ giảm lo lắng để vượt cạn an toàn, chứ không phải là "cơn ác mộng", "mồ côi một mình" như nhiều người vẫn nghĩ.

"Có những chuyện mà thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai khi sắp sinh con không biết phải hỏi ai. Có những bà mẹ vượt cạn 9-10 lần nhưng khi con dâu, con gái hỏi thì rất lúng túng khiến thai phụ càng căng thẳng", bác sĩ Tuyết nói. Qua chương trình, bệnh viện cung cấp kiến thức, các quy trình cần thiết để ông bố bà mẹ tương lai có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo.

Thai phụ được tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với những người sắp sinh để hiểu hơn về hành trình vượt cạn. Ảnh: Lê Phương.

Thai phụ được tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với những người sắp sinh để hiểu hơn về hành trình vượt cạn. Ảnh: Lê Phương.

Chi phí tour 200.000 đồng một người, tổ chức vào thứ năm hàng tuần. Thai phụ và người nhà được giới thiệu về các quy trình, tham quan các phòng tham vấn, khu vực nhận sinh, phòng chờ sinh, phòng sinh gia đình và sau đó là phòng tập vật lý trị liệu, giải đáp thắc mắc, tìm hiểu dịch vụ người thân chính tay cắt rốn cho em bé... 

Thư giãn, tập hít thở, giải đáp thắc mắc ở phòng tập yoga trước khi kết thúc hành trình tham quan. Ảnh: Lê Phương.

Thư giãn, tập hít thở ở phòng tập yoga trước khi kết thúc hành trình tham quan. Ảnh: Lê Phương.

Tham gia tour đầu tiên ngày 31/8, một thai phụ cho biết khi chuẩn bị đón con đầu lòng, vợ chồng chị có rất nhiều lo lắng, bất an. Sau khi tham quan, trò chuyện với các sản phụ, được giải tỏa thắc mắc, chị đã bớt căng thẳng. Chồng cũng tự tin hơn vì đã hình dung được lúc vợ chuyển dạ sẽ phải làm gì khi vào viện, các thủ tục, giấy tờ cần mang theo, chuẩn bị đồ đi sinh, ngồi ở vị trí nào, thăm vợ ra sao...

Cuộc đời được dựng thành phim của chàng trai sinh ra không có tai

Ngay từ khi sinh ra, Ashley Carter được chẩn đoán mắc hội chứng Treacher Collins. Căn bệnh khiến khuôn mặt của cậu bé bị biến dạng. Xương mặt phát triển không bình thường, không có tai và xương má. Với nỗ lực tìm lại khuôn mặt cho mình, suốt 17 năm trời, Ashley phải trải qua hơn 30 cuộc phẫu thuật để tái tạo xương hàm.

Giới thiệu bộ phim về Ashley Carter

Theo Somersetlive, Ashley phải đối mặt với nghịch cảnh này ngay từ khi bắt đầu đi học. Cậu bé bị kỳ thị, hắt hủi từ bạn bè. Họ chế giễu cậu bằng những cái tên kinh dị. "Tôi bị các bạn bắt nạt. Không ít lần tôi phải chạy ra khỏi lớp và khóc một mình ở hành lang", chàng trai trẻ nói.

Mẹ của Ashley, bà Louise Carter đã rất đau khổ khi chứng kiến cảnh con trai mình bị ghẻ lạnh. Dù cho bà luôn cố gắng khiến mọi người hiểu rằng thực ra Ashley cũng giống như tất cả những người khác và chúng ta không nên phân biệt đối xử chỉ vì ngoại hình, mọi chuyện không tốt đẹp hơn.

cuoc-doi-duoc-dung-thanh-phim-cua-chang-trai-sinh-ra-khong-co-tai

Ashley Carter. Ảnh: NVCC.

Hơn một thập kỷ sống trong sự tự ti, Ashley vẫn rất dũng cảm chia sẻ về cuộc sống của mình khi chiến đấu với hội chứng quái ác. Cuộc đời của cậu bé được các nhà làm phim lấy ý tưởng và chuyển thể thành một bộ phim tên "Wonder", ra mắt vào tháng 12 tới. Bộ phim khiến Ashley tìm thấy chính mình, bởi cậu hiểu rất rõ những cảm xúc, tâm trạng mà nhân vật chính August Pullman đã phải trải qua.

Hiện Ashley hợp tác với tổ chức từ thiện để nâng cao hiểu biết về hội chứng nguy hiểm này và lấy lại sự tự tin của mình.

Treacher Collins là một hội chứng hiếm gặp, chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/400.000 trẻ do đột biến trong di truyền. Ngay từ khi mang thai, xương gò má, hàm và mắt của đứa trẻ đã không phát triển đúng cách, thường khiến trẻ có mắt rủ xuống và hàm nhỏ. Chúng có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, từ nhẹ cho tới nặng hoặc rất nặng.

Đa phần người bệnh có xương mặt kém phát triển, rõ ràng nhất là xương gò má, hàm và cằm. Trường hợp bệnh nặng, họ gặp vấn đề trong hô hấp, ăn uống. Thậm chí, bệnh nhân có thể bị mù hoặc không có tai.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Người đàn ông U60 bệnh tật 'lột xác' trở thành nhà vô địch thể hình

Pan Xiping tập thể hình

Pan Xiping từng mắc chứng béo phì, huyết áp cao và gần như không thể rời nhà vì bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, ông đã giành chức vô địch giải thể hình ở tỉnh Sơn Tây hạng cân 60 kg. Xuất hiện với vóc dáng vạm vỡ, khỏe mạnh, ông Pan khiến nhiều người phải bất ngờ, thán phục.

nguoi-dan-ong-u60-benh-tat-lot-xac-tro-thanh-nha-vo-dich-the-hinh

Ông Pan Xiping. Ảnh: Scmp.

Theo Scmp, ông Pan may mắn gặp và kết bạn với một nhóm mê tập thể hình. Họ đã truyền cho ông nguồn cảm hứng và lòng đam mê luyện tập. Ông Pan bắt đầu tập thể hình và tham dự các cuộc thi cơ bắp vào năm 2014. Thời điểm đó ông nặng khoảng 160 kg và đang uống thuốc điều trị bệnh cao huyết áp.

Sau khi giảm 30 kg nhờ tập luyện, huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu đã dần trở về mức bình thường khiến ông không còn phải uống thuốc. "Tôi có cảm giác như trẻ ra 15 tuổi so với tuổi thật của mình vậy", nhà vô địch chia sẻ.

Ông Pan cho biết khi vào đến vòng chung kết, đối thủ của ông là hai chàng trai ở độ tuổi đôi mươi. "Thông thường chỉ có đám thanh niên mới tham gia thi hạng cân 60 kg mà thôi", người đàn ông U60 nói. Hiện, ông đặt mục tiêu giành ngôi vô địch giải thể hình quốc gia. Mỗi sáng người đàn ông này đều dành một giờ đồng hồ để luyện thể lực và 40 phút chạy bộ vào các buổi chiều.

Chàng trai sở hữu nửa bộ ngực con gái do nghiện đồ ăn nhanh

"Phần ngực phải của bệnh nhân trông giống của con gái trong khi bên trái vẫn rất nam tính", Pan Zhongliang, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Ôn Châu tỉnh Chiết Giang nói về Xiao Feng. 

chang-trai-so-huu-nua-bo-nguc-con-gai-do-nghien-do-an-nhanh

Vòng một nửa nam tính, nửa nữ tính của Feng. Ảnh: AsiaWire.

Theo Qianjiang Evening Post, mô vú của Feng phát triển quá mức từ năm 13 tuổi. Sáu năm trôi qua, chàng trai trẻ đi khám và phát hiện bị nữ hóa tuyến vú, hiện tượng phì đại mô vú nam giới do mất cân bằng hormone. Nữ hóa tuyến vú thường xảy ra ở bé sơ sinh, trẻ nam đang dậy thì và người già. Nó có thể tự mất đi nhưng ở trường hợp bệnh nhân 19 tuổi này, phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất.

Có nhiều nguyên nhân khiến nội tiết tố mất cân bằng dẫn đến nữ hóa tuyến vú. Đối với Feng, đội ngũ y tế nghi ngờ thói quen ăn đồ ăn nhanh chính là thủ phạm bởi các thực phẩm giàu chất béo, carbohydrate như bánh ngọt, khoai tây chiên, sữa lắc và gà rán dễ gây viêm nhiễm, làm tăng estrogen cùng kích cỡ bộ ngực.

Bên cạnh đó, tuyến vú cũng có khả năng bị phì đại nếu tinh hoàn không sản xuất đủ testosterone chống lại estrogen lúc dậy thì. Thuốc men cũng ảnh hưởng đến sự phát triển vòng một. Nghiên cứu trên tờ American Family Physician kết luận 25% ca nữ hóa tuyến vú do các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, kiểm soát cholesterol, chống rụng tóc gây nên.

chang-trai-so-huu-nua-bo-nguc-con-gai-do-nghien-do-an-nhanh-1

Bộ ngực của Feng sau phẫu thuật. Ảnh: AsiaWire.

Trên thực tế, hiện tượng nữ hóa tuyến vú đang ngày càng phổ biến. Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật Thẩm mỹ Mỹ ước tính số đàn ông ngực to cần đến sự can thiệp của bác sĩ tại nước này đã tăng 36% so với năm 2000. Andrian Lo, chuyên gia về nữ hóa tuyến vú ở Philadelphia tiết lộ ông xử lý 4-5 ca thu nhỏ vòng một mỗi tuần với giá từ 3.000 đến 10.000 USD. Đặc biệt, hầu hết bệnh nhân đều tương đối thon thả với cân nặng hợp lý.

Sau phẫu thuật, bộ ngực của Feng đã trở về kích thước bình thường. Các bác sĩ cho biết tình trạng nữ hóa tuyến vú sẽ không tái phát, các vết sẹo vĩnh viễn cũng mờ đi theo năm tháng. Từ nay, Feng sẽ được bơi lội và chơi thể thao với bạn bè mà không còn tự ti, lo lắng.

Viên thuốc nguyên vỏ cắm trong thực quản bệnh nhân

Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bình Dân sau gần 10 ngày nuốt khó, đau vùng thượng vị và đầy hơi chỉ ăn được thức ăn mềm hoặc uống sữa. Kết quả nội soi phát hiện trong đoạn 1/3 dưới thực quản có dị vật là một viên thuốc đường kính 1,5 cm còn nguyên vỏ bao nhôm. Hai cạnh viên thuốc cắm vào thành thực quản bệnh nhân gây hai vết loét, may mắn chưa có các tổn thương như tràn dịch hoặc viêm trung thất.

"Tôi sực nhớ vừa rồi bị cảm đã uống một vốc thuốc trong bóng tối", bệnh nhân chia sẻ. Sau khi uống anh cảm thấy hơi vướng ở cổ, nghẹn nhẹ nhưng không quá khó chịu. Những ngày sau anh đi làm như bình thường, chỉ hơi khó chịu vùng ngực và nuốt vướng.

Viên thuốc còn nguyên vỏ được gắp ra ngoài. Ảnh: T.N

Viên thuốc còn nguyên vỏ được gắp ra ngoài thực quản bệnh nhân. Ảnh: T.N.

Tiến sĩ Đỗ Bá Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết, các bác sĩ đã nội soi dùng bao chụp chuyên dụng có khả năng co giãn để bao trọn dị vật và đưa ra ngoài. Bệnh nhân được theo dõi sau thủ thuật. Dị vật cắm vào thành thực quản để lâu có thể xuyên thủng thành thực quản hoặc tạo ổ nhiễm trùng vỡ vào trung thất, bệnh nhân nguy cơ cao tử vong vì đây là khoang chứa phổi, tim, là các cơ quan đảm bảo sinh tồn.

Bệnh viện Bình Dân tiếp nhận rất nhiều nạn nhân hóc, nuốt nhầm dị vật như xương heo, xương gà, xương cá, tăm xỉa răng, nắp chai bia, răng giả tháo lắp, đinh nhỏ, viên thuốc còn nguyên vỏ. Có trường hợp nuốt cả bàn chải đánh răng. Nhiều trường hợp dị vật gây thủng thực quản, thủng ruột với biến chứng phức tạp.

Bệnh nhân được theo dõi sau khi thủ thuật. Ảnh: T.N

Bệnh nhân được theo dõi sau thủ thuật. Ảnh: T.N.

Các bác sĩ khuyến cáo mọi người phải cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt để hạn chế tối đa nguy cơ nuốt dị vật. Khi uống thuốc cần kiểm tra kỹ để tránh nuốt nhầm thuốc chưa bóc vỏ, nhất là các loại có vỉ sắc nhọn. Gặp tình trạng nuốt khó, nuốt vướng chưa rõ nguyên do, nên đi thăm khám, nội soi thực quản để phát hiện và can thiệp sớm nếu có nuốt nhầm dị vật.

Bé gái 4 tuổi suýt chết sau cơn nhức đầu đột ngột

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới vừa cứu sống bệnh nhi (Quảng Bình) bị viêm cơ tim nặng có biến chứng rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh 250 lần một phút.

Theo người nhà, trưa 29/8, bé kêu mệt và nhức đầu song vẫn đi học bình thường. Đến chiều đang ăn cơm thì cháu chóng mặt và gục xuống bàn. Được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện huyện Bố Trạch, nhịp tim trẻ quá nhanh nên bác sĩ chuyển tiếp bé đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới. Khi đó tình trạng bệnh nhi đã rất nặng, mệt, khó thở, đau tức ngực, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, nguy cơ ngừng tim.

Các bác sĩ nhận định trẻ có biểu hiện suy tim, suy hô hấp, diễn biến nhanh và nguy cơ đe dọa tính mạng. Kíp trực đã nhanh chóng hội chẩn quyết định sử dụng thuốc và sốc điện cho bệnh nhi. Sau sốc điện, nhịp tim trẻ trở lại 105 lần một phút, hiện đã ổn định 80 lần mỗi phút.

Trước đó sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường. Hiện trẻ đã qua cơn nguy kịch, đỡ mệt, đỡ khó thở, hết tức ngực, được theo dõi và chăm sóc đặc biệt.

Theo bác sĩ, các biểu hiện bệnh viêm cơ tim cấp ở trẻ thường không đặc hiệu. Trẻ có thể mệt nhiều, không chịu chơi, nôn trớ, bỏ bú hoặc bú kém. Biểu hiện khó thở, suy hô hấp có thể bị các triệu chứng của bệnh lý khác che mờ. Nếu bác sĩ không thăm khám toàn diện và không nghĩ đến viêm cơ tim thì dễ bỏ sót chẩn đoán và đưa ra quyết định điều trị không chính xác ngay từ đầu.

Viêm cơ tim cấp là bệnh ít gặp ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp do virus. Bệnh diễn biến nhanh và các triệu chứng không đặc hiệu. Chỉ khi trẻ có biểu hiện bệnh nặng như sốt cao, mệt nhiều, nôn nhiều, bỏ bú (ở trẻ bú mẹ) thì gia đình mới đưa con đi khám. Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ có dấu hiệu bị ốm, đặc biệt là các dấu hiệu mệt nhiều, ngủ nhiều, li bì, nôn nhiều hoặc ăn kém thì nên đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Long Nhật

Bệnh viện: 'Thuốc H-Capita của VN Pharma chưa từng được sử dụng'

Lãnh đạo Bệnh viện K cho biết, sau vụ án Công ty dược phẩm VN Pharma làm giả hồ sơ nhập khẩu thuốc H-Capita, rất nhiều người đã và đang điều trị ung thư hoang mang lo lắng sợ đã dùng phải thuốc giả. Nhiều người gọi điện, nhắn tin, đặt câu hỏi trên website của bệnh viện: "Loại thuốc này có từng được sử dụng tại viện hay không?".

"Thuốc H-Capita chưa từng trúng thầu tại bệnh viện và chưa bao giờ được sử dụng, vì thế người bệnh có thể an tâm với những loại thuốc điều trị ung thư đang dùng", lãnh đạo Bệnh viện K khẳng định.

Nhiều bệnh viện khác cũng trấn an người bệnh ung thư về chất lượng thuốc điều trị đang được dùng. Dược sĩ Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM khẳng định bệnh viện chưa từng sử dụng thuốc H-Capita của VN Pharma. Thuốc này năm 2014 trúng đấu thầu ở Sở Y tế TP HCM cung cấp cho các bệnh viện, tuy nhiên đã bị Bộ Y tế niêm phong và thu giữ trước khi đưa ra thị trường.

Dược sĩ Nguyễn Quốc Bình, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết không những viện chưa bao giờ dùng thuốc H-Capita mà cả bảy loại thuốc ghi nhà sản xuất Helix Pharmaceuticals Inc., Canada bị Cục Quản lý Dược rút số đăng ký/giấy phép lưu hành vào tháng 9/2014, cũng không sử dụng. Hồ sơ nhập thuốc H-Capita của VN Pharma đã được cơ quan điều tra xác định là làm giả tài liệu giấy tờ của nhà sản xuất Helix.  

Ảnh: cancertocancel

Biệt dược gốc chứa hoạt chất hoạt chất capecitabine đang lưu hành trên thị trường. Ảnh: cancertocancel

Theo lãnh đạo các bệnh viện đầu ngành về điều trị ung thư, hiện có nhiều nhãn hiệu thuốc mang hoạt chất capecitabine trên thị trường. Dược chất này phổ biến, thiết yếu trong điều trị ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại trực tràng, ung thư tụy, đường mật...) và ung thư vú giai đoạn di căn. Hiện nay, biệt dược gốc capecitabine đã hết hạn độc quyền nên nhiều công ty dược được phép sản xuất thuốc này với các tên thương mại khác nhau.

Ví dụ, Bệnh viện Ung bướu TP HCM đang sử dụng ba loại thuốc có chứa hoạt chất capecitabine bao gồm một biệt dược gốc và hai loại thuốc generic tương đương sinh học với biệt dược gốc. Còn Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2014 đến nay dùng 8 loại thuốc chứa capecitabine 500 mg. Trong các loại thuốc này, biệt dược gốc có giá đắt hơn với gần 67.000 đồng một viên và được dùng thường xuyên cho bệnh nhân. Còn lại, thuốc generic nhóm 1, 2, 3 do các công ty dược trong và ngoài nước sản xuất được sử dụng ngắt quãng phụ thuộc vào kết quả đấu thầu và cung cấp của nhà thầu, giá từ 12.500 đến 52.500 đồng một viên.

Công ty VN Pharma bị cơ quan điều tra xác định đã làm giả hồ sơ nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500 mg chữa ung thư từ nhà sản xuất Helix Pharmaceuticals Inc., Canada. Lô thuốc này được Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu cuối tháng 12/2013. Năm 2014 H-Capita trúng đầu thầu tại Sở Y tế TP HCM với giá 31.000 đồng một viên trong khi giá kế hoạch của Sở là 66.000 đồng. Nghi ngờ giá Capita sau kết quả đấu thầu, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp xác minh. Giám định của Bộ Y tế cho thấy lô thuốc này chứa 97% hoạt chất capecitabine kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không sử dụng được cho người. Tài liệu từ nhà sản xuất Helix trong hồ sơ nhập khẩu Capita cũng được cơ quan điều tra xác định giả mạo. 

Vụ án được xét xử vào giữa tháng 8, cựu Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị tòa tuyên 12 năm tù. Bộ Y tế ngày 29/8 khẳng định VN Pharma được cấp phép nhập khẩu lô Capita đúng quy định do có đầy đủ hồ sơ giấy tờ và các tài liệu được làm giả một cách tinh vi nên thời điểm ấy các chuyên viên của Bộ không thể nhận biết bằng mắt thường.

Bước tiến trong điều trị ung thư gan

Bác sĩ Stephen Chang, Singapore, cho biết ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ năm ở nam giới và thứ bảy với nữ giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 người được chẩn đoán mắc ung thư gan nguyên phát. Trong đó, nam giới nhiều gấp đôi nữ.

Những tiến bộ mới trong y khoa hiện nay mang đến cho người bệnh nhiều cơ hội lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp và an toàn hơn.

buoc-tien-trong-dieu-tri-ung-thu-gan

Ảnh: livercancer.

Bác sĩ Stephen giải thích, ung thư gan nguyên phát là ung thư bắt nguồn trong gan. Phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc cắt toàn bộ lá gan rồi ghép một phần gan khỏe mạnh từ người hiến.

Trước đây, phẫu thuật cắt bỏ gan tiềm ẩn rủi ro, trong khi ghép gan chỉ thích hợp cho số ít bệnh nhân. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn giúp cho phẫu thuật cắt gan trở nên an toàn, ít đau, vết mổ nhỏ nên giảm mất máu, giảm nguy cơ tử vong, rút ngắn thời gian nằm viện. Bác sĩ cũng có thể sử dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi một cổng để bóc tách các khối u gan nhỏ qua rốn mà không để lại sẹo.

Kỹ thuật ghép gan cũng đạt được nhiều tiến bộ và áp dụng thường quy trong điều trị ung thư gan. Ghép gan còn giúp diệt tận gốc nguyên nhân dẫn tới u gan, chẳng hạn như viêm gan. Đặc biệt, các loại thuốc mới ra đời có thể chữa khỏi đến 70% viêm gan C ở những người được ghép gan. Điều này rất quan trọng bởi viêm gan mạn tính có thể dẫn tới xơ gan, sẹo trong gan, làm tăng nguy cơ mắc hoặc tái phát ung thư gan. Người bệnh cần được theo dõi sát, nếu ung thư tái phát có thể được ghép gan cứu hộ.

Ngoài ra hiện nay còn có các phương pháp điều trị ung thư gan không cần phẫu thuật như sử dụng nhiệt nóng, lạnh hoặc hóa chất để tiêu diệt khối u nhỏ. Phương pháp này rất hiệu quả trong điều trị khối u nhỏ nhưng tỷ lệ chữa khỏi khối u lớn rất thấp. Do vậy cách này chỉ phù hợp với một số trường hợp.

Những phát minh về dụng cụ vi phẫu cũng mang lại nhiều lợi ích hơn trong quá trình phẫu thuật. Chẳng hạn sự ra đời của dao nano giúp bác sĩ thao tác chính xác hơn khi bóc tách khối u nằm cạnh những cấu trúc quan trọng cần phải bảo tồn. Các điện cực dạng chiếc kim mỏng được đặt quanh khối u, hệ thống dao nano truyền xung điện vào kim để chọc từng lỗ nhỏ tiêu diệt khối u. Quá trình này kích hoạt các tế bào ung thư “tự sát” và phá hủy khối u.

Gan là bộ phận lớn nhất trong cơ thể, nằm ở phía sau xương sườn. Cơ quan này đóng vai trò thiết yếu trong việc chế biến và dự trữ chất dinh dưỡng thẩm thấu qua đường ruột để nuôi cơ thể. Ngoài ra, nó còn sản sinh protein (chất giúp máu đông), phân hủy các chất không mong muốn trong máu (tế bào hồng cầu già dẫn tới sự hình thành mật) và hóa chất độc hại như rượu...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM, Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, khoảng 10% dân số thế giới (500-800 triệu người) mắc cúm mỗi năm. Trong suốt mùa cúm, có đến 40% trẻ nhỏ và 30% học sinh nhiễm bệnh.

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh theo đường hô hấp. Một ngày trước khi có triệu chứng cho đến bảy hôm sau đó, bệnh nhân có thể lây cho hàng trăm người khác khi ho, hắt hơi.

Đa số các ca nhiễm cúm ở thể nhẹ, tự khỏi mà không cần điều trị, song vẫn có một số biến thể nguy hiểm. Đại dịch cúm Tây Ban Nha (H1N1) từng cướp đi sinh mạng 40 triệu người trong hai năm 1918-1920, tức 5% dân số thế giới. Cúm châu Á (H2N2) năm 1957, cúm HongKong (H3N2) năm 1968... cũng khiến hàng triệu người chết, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều quốc gia mỗi khi chúng càn quét qua.

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh theo đường hô hấp.

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh theo đường hô hấp.

Các chủng cúm thông thường cũng gây nguy hiểm nếu cư trú trên cơ địa người mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, tim mạch, hen, các bệnh suy giảm miễn dịch) hoặc cấp tính. Người già, trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ suy dinh dưỡng… thường bệnh nặng và lâu khỏi hơn. Họ có nguy cơ cao gặp biến chứng viêm phổi, xoang, thanh - khí - phế quản, tai giữa, thậm chí tử vong.

Biến chứng hô hấp khác hiếm gặp hơn nhưng nghiêm trọng là tràn dịch màng phổi, viêm mủ màng phổi. Trẻ em dùng nhóm thuốc salicylat (ví dụ aspirin) để điều trị cúm có thể mắc hội chứng Reye với biểu hiện buồn nôn, nôn, lơ mơ, mê sảng, co giật, hôn mê.

Bác sĩ Tuấn cho biết, không thể tiêu diệt vĩnh viễn virus cúm. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Science cho thấy, virus cúm luôn tồn tại, chờ trực miễn dịch suy yếu để tấn công, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cơ thể có sức đề kháng khoẻ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng. Ngay cả khi cúm, bệnh cũng nhẹ hơn, ít biến chứng, mau khỏi. Ngược lại, người miễn dịch yếu dễ mắc, bệnh nặng, kéo dài, nhiều biến chứng và thời gian thải virus ra ngoài lâu.

Để chung sống “hòa bình” với chúng, cần chủ động tăng sức đề kháng cơ thể bằng cách tiêm phòng vắcxin, rửa tay sạch thường xuyên, giữ vệ sinh môi trường sống, nghỉ ngơi và vận động hợp l‎ý, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đầy đủ vitamin... Đặc biệt, nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột bởi 70-80% tế bào miễn dịch của cơ thể đều tập trung ở hệ tiêu hóa.

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi với hàng tỷ lợi khuẩn probiotics L.Casei 431 giúp giảm tỷ lệ mắc và số ngày cảm cúm.

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi với hàng tỷ lợi khuẩn probiotics L.Casei 431 giúp giảm tỷ lệ mắc và số ngày cảm cúm.

Bác sĩ Tuấn giải thích thêm, các loại lợi khuẩn (tên khoa học là probiotics) có thể cải thiện sức khỏe con người thông qua cơ chế điều hòa miễn dịch. Chúng không chỉ chống lại vi sinh vật gây bệnh, cạnh tranh chất dinh dưỡng với hại khuẩn, mà còn sản xuất các yếu tố kháng khuẩn, hoạt hóa đáp ứng miễn dịch tại chỗ, tăng cường hàng rào bảo vệ ở ruột. Ngoài ra, lợi khuẩn còn sản xuất globuline miễn dịch IgA, điều hòa phản ứng viêm toàn thân và tại chỗ.

Sử dụng sữa chua uống giàu lợi khuẩn mỗi ngày là cách phòng ngừa cảm cúm đơn giản, lại ngon khoẻ, ít tốn kém cho cả gia đình, mà bác sĩ Tuấn gợi ý. Nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên 240 trẻ 2-5 tuổi ở Hải Dương cũng cho thấy, bổ sung sữa chua uống men sống Probi chứa chủng men probiotics L.Casei 431 giúp giảm tỷ lệ mắc và số ngày cảm cúm hiệu quả.

An San

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Một loại rau ngăn chặn nhiều loại bệnh tật

Đậu bắp có lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều phytonutrient, chất xơ, vitamin A, C và folate. Nó cũng rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kali, kẽm, canxi, mangan và magiê... có lợi cho sức khỏe. 

Đặc biệt, loại rau này rất giàu chất chống oxy hoá như lutein, xanthin và beta-carotene. Nó hỗ trợ chữa một số bệnh như tiểu đường, hen, thiếu máu, bệnh về mắt và một số bệnh khác.

mot-loai-rau-ngan-chan-nhieu-loai-benh-tat

Đậu bắp tốt cho sức khỏe. Ảnh: Y.T

Dưới đây là những lợi ích của đậu bắp, theo Boldsky.

Thiếu máu

Ăn đậu bắp, cơ thể sản xuất thêm các tế bào hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu rất hiệu quả.

Chống ung thư

Loại rau này chứa các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chúng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và ngăn ngừa sự đột biến của các tế bào, do đó hoạt động như một chất chống ung thư.

Suyễn

Loại đậu này chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, cơ thể giảm các cơn hen suyễn.

Ngăn ngừa loãng xương

Đậu bắp chứa folate giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa chứng loãng xương. Đây là một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của loại rau này.

Cholesterol

Loại rau này chứa chất xơ hòa tan làm giảm cholesterol xấu, từ đó ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và nguy cơ bệnh tim. 

Táo bón

Đậu bắp có hàm lượng chất xơ cao và các chất làm nhuận tràng giúp hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng. Ăn loại đậu này thường xuyên bạn giảm nguy cơ ung thư ruột già.

Bệnh tiểu đường

Loại rau này sản sinh insulin, hỗ trợ giảm lượng đường trong máu. Bạn nên ăn 6-8 trái đậu bắp mỗi ngày.

Cải thiện tầm nhìn

Đậu bắp cung cấp nguồn beta carotene, lutein và xanthin có lợi cho mắt. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Người đàn ông hôn mê vì uống dầu tràm tưởng rượu

Ông khó thở dữ dội, hơi thở sặc mùi dầu tràm, gia đình đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cấp cứu sáng 29/8. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc dầu tràm, hôn mê sâu, khó thở trên nền viêm phổi nặng. Tình trạng bệnh nhân nguy kịch, đang được chăm sóc đặc biệt.

Theo các bác sĩ, tinh dầu tràm có hai thành phần thường gặp là menthol và methyl salicylate. Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh khi xoa vào da. Dùng nhiều dầu có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể.

Trong thành phần dầu tràm còn có các thành phần như quế, tràm, long não, hương nhu, thông, camphor... Camphor là chất khá nguy hiểm với người, dễ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3-11%. Nếu lạm dụng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng một g) thì hệ hô hấp bị tổn thương, có thể dẫn đến ngưng thở.

Bác sĩ khuyên người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp không nên dùng dầu tràm. Nếu uống nhiều dầu tràm có nguy cơ bị ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim ngừng thở, thậm chí tử vong.

Long Nhật

Em bé chào đời trên ôtô với nguyên bọc ối

Người mẹ là Raelin Scurry chưa bao giờ nghĩ mình sẽ xuất hiện trên hàng loạt tờ báo cho đến khi hạ sinh con trai Ean Jamal Jr.

em-be-chao-doi-tren-oto-voi-nguyen-boc-oi

Ean Jamal Jr ra đời còn nguyên bọc ối. Ảnh: Instagram.

Theo Indepedent, sáng 5/8 Raelin bỗng cảm thấy những cơn đau. Mới mang bầu 29 tuần, cô nghĩ rằng mình bị cơn gò Braxton Hicks (thường xảy ra giữa thai kỳ) nên không để tâm. Thế nhưng 45 phút trôi qua, cơn đau không hề thuyên giảm.

"Tôi gọi 911 vì quá sợ hãi", Raelin kể. "Họ không hiểu gì cả vì tôi cứ hét lên nên tôi phải đưa máy cho chồng". Chờ đợi vài phút, Raelin cùng chồng chưa cưới Ean Vanstory Sr. trở nên sốt ruột. Họ quyết định tự lái xe đến bệnh viện thay vì ngồi một chỗ đợi đội cấp cứu.

Lên xe, Raelin nhận ra đã đến lúc mình lâm bồn. "Tôi nhìn xuống, đầu con đã ra ngoài một chút", sản phụ mô tả. "Tôi chỉ cần rặn một lần và đứa trẻ kỳ diệu ấy đã ra đời".

Không chỉ chào đời sớm 11 tuần trên ôtô, em bé được đặt tên Ean Jamal Jr. vẫn nằm nguyên trong bọc ối. Theo thống kê, đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp với tỷ lệ một trên 80.000 ca sinh nở và chủ yếu xảy ra khi sản phụ đẻ mổ. Bé Ean Jamal Jr. lại khác biệt ở chỗ được sinh thường trong bọc ối.

Ban đầu, Ean nằm yên không cử động khiến Raelin không khỏi lo lắng. "Tất cả những gì tôi làm cầu nguyện cho con bình an", bà mẹ nói. "Tôi vuốt ve khuôn mặt thằng bé bằng ngón tay cái rồi con bắt đầu di chuyển tay chân như thể hiểu và muốn làm tôi yên lòng".

Bảy phút sau khi vượt cạn, Raelin và Ean Vanstory Sr. có mặt tại bệnh viện. Nhân viên y tế nhanh chóng chạy ra khu đỗ xe để mở bọc ối, giúp em bé hô hấp.

em-be-chao-doi-tren-oto-voi-nguyen-boc-oi-1

Bé Ean ra đời chỉ nặng 1,4 kg song giờ đã ổn định sức khỏe. Ảnh: Instagram.

Hiện sức khỏe Ean Jamal Jr. đã ổn định. Dự kiến bé về nhà vào tháng 10 tới. Raelin chia sẻ: "Tôi biết con sẽ trở thành người đàn ông tuyệt vời. Thằng bé quả là một phép màu và chúng tôi vô cùng may mắn được làm cha mẹ của con".

Suốt thai kỳ, em bé được bảo vệ và lớn lên trong một bọc chứa nước ối ở tử cung người mẹ. Đủ 40 tuần thai, bọc ối vỡ và bé chào đời bằng cách sinh thường truyền thống hoặc mổ. Thông thường trường hợp bé chào đời còn nguyên bọc ối xảy ra khi sinh mổ. Rất hiếm khi bé sinh thường với cả bọc ối.  

Ở Việt Nam, những em bé chào đời trong bọc ối được xem là may mắn, dân gian gọi là "đẻ bọc điều".

Xem thêm: Bé sơ sinh vừa chào đời đã ôm hôn mẹ

Thai phụ chịu đựng khối u khổng lồ ở ngực chờ sinh con mới mổ

thai-phu-chiu-dung-khoi-u-khung-o-nguc-cho-sinh-con-moi-mo

Khối u khủng ở ngực bên phải của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Ngày 29/8, sau nhiều giờ các bác sĩ khoa Ngoại vú, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công và cắt khối u khổng lồ ở ngực phải bệnh nhân. Người phụ nữ chỉ mới sinh con được vài ngày.

Trước đó, khi có bầu ở tháng thứ hai, thai phụ phát hiện có u cục tại vùng ngực bên phải. Bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán bệnh u phyllode tuyến vú giáp biên. Tuy nhiên, với kết quả sinh thiết cộng thêm những rủi ro có thể gặp khi gây mê, phẫu thuật và dùng thuốc hậu phẫu cho cả hai mẹ con, các bác sĩ chuyên khoa ung thư và khoa sản quyết định trì hoãn phẫu thuật đến sau khi thai phụ sinh.

thai-phu-chiu-dung-khoi-u-khung-o-nguc-cho-sinh-con-moi-mo-1

Khối u ngực phải phát triển to rất nhanh trong thời gian mang thai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Trong 8 tháng thai kỳ còn lại, khối u của bệnh nhân phát triển rất nhanh và to dần như quả bóng. May mắn em bé chào đời an toàn đủ ngày tháng. Sau sinh 2 ngày, bệnh nhân bước vào tiến trình điều trị tại Bệnh viện K Trung ương. Sản phụ trải qua các xét nghiệm đánh giá toàn trạng, tổn thương. Hình ảnh chụp phim cho thấy khối u lớn chiếm toàn bộ tuyến vú phải, ngực phải to gấp 4-5 lần ngực trái.

Sau mổ cắt khối u, tình trạng bệnh nhân ổn định. Bệnh nhân có thể phẫu thuật tạo hình tái tạo tuyến vú khi có nhu cầu.

Tiến sĩ Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú cho biết, u phyllode tuyến vú là bệnh lý đặc biệt của tuyến vú, phát triển rất nhanh, dễ tái phát, dễ tăng độ ác tính. Bệnh có 3 độ: U phyllode lành tính, giáp biên và ác tính. Với khối u ác tính, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật rất rộng, u quá to thì phải cắt hết tuyến vú và kèm theo điều trị xạ trị.

Cụ già mặc đồ Pikachu kiếm tiền chữa bệnh cho người thân

Mỗi ngày trên đường phố Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), người ta lại thấy bà Han khoác lên mình bộ đồ Pikachu, mời gọi khách chụp ảnh. Ở tuổi thất thập cổ lai hy, người phụ nữ phải gồng mình kiếm tiền thay vì sum vầy, nghỉ ngơi bên con cháu.

cu-gia-mac-do-pikachu-kiem-tien-chua-benh-cho-nguoi-than

Bà Han mặc đồ Pikachu trên phố để kiếm tiền chữa bệnh cho gia đình. Ảnh: Shanghaiist,

Theo Shanghaiist, năm 2007, con gái bà Han phát hiện bị u não. Dù bà Han đã tiêu toàn bộ số tiền dành dụm cả đời, bác sĩ vẫn không cứu được thị lực cho cô.

Một năm sau ngày nhận tin dữ, bi kịch lại đổ xuống đầu gia đình này. Chồng bà Han làm công nhân xây dựng bị rơi từ cao xuống, gãy một chân. Không còn tiền, ông không được chạy chữa.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2016, con rể của Han, lao động chính trong nhà gặp tai nạn dẫn đến liệt. 

Là người duy nhất khỏe mạnh, bà cụ không còn cách nào khác ngoài làm việc. Bà quyết định mua bộ đồ Pikachu rồi mặc nó trên đường phố hoặc trong các siêu thị nhằm thu hút khách chụp ảnh. Với mỗi tấm hình, Han được 9 nhân dân tệ (khoảng 30.000 đồng).

cu-gia-mac-do-pikachu-kiem-tien-chua-benh-cho-nguoi-than-1

Với mỗi bức ảnh, bà Han được 9 nhân dân tệ. Ảnh: Shanghaiist,

Sau khi câu chuyện của bà Han xuất hiện trên Internet, nhiều người kêu gọi ủng hộ gia đình cụ. Trên thực tế, còn nhiều trường hợp tương tự ở khắp mọi miền Trung Quốc. Hồi tháng 4, truyền thông nước này đưa tin anh Feng Kai rao bán cái ôm để điều trị ung thư máu cho con trai 3 tuổi.

Cặp song sinh dính nhau vùng cùng cụt đầu tiên trong 40 năm ở Việt Nam

Giáo sư Trần Đông A, cố vấn kíp mổ cho biết đây là ca song sinh dính nhau phức tạp vùng cùng cụt đầu tiên Việt Nam trong 40 năm qua, là trường hợp thứ 29 theo y văn thế giới. 

Hai bé gái Bảo Ân, Bảo Hân chào đời tháng 7/2016 tại Bình Phước, được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Sau quá trình điều trị kéo dài một năm, các bác sĩ đã hội chẩn quyết định phẫu thuật tách dính. Trải qua 11 giờ rưỡi căng thẳng, cuộc đại phẫu tách đã thành công ngày 23/8.

Quỹ bảo hiểm y tế dự báo bội chi hơn 10.000 tỷ đồng năm 2017

Chiều 29/8, đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết 6 tháng đầu năm đã chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hơn 41.000 tỷ đồng, chiếm gần 60% quỹ được sử dụng trong năm.

Theo ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tốc độ tăng chi phí thời gian qua rất lớn, bằng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều địa phương đến nay đã sử dụng hết 70%, thậm chí 90% quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cả năm của tỉnh như Quảng Nam, Quảng Trị. 

Dự kiến năm nay quỹ Bảo hiểm y tế bội chi trên 10.000 tỷ đồng. Ước tính khoảng 59 tỉnh bội chi, nhiều nơi dự kiến bội chi 500-1.000 tỷ như Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng...

quy-bao-hiem-y-te-du-kien-boi-chi-hon-10000-ty-dong-nam-2017

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ảnh: N.P.

Ngoài lý do nâng mức hưởng, miễn đồng chi trả khi tham gia năm năm liên tục, tăng giá viện phí…, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng còn bội chi còn do lạm dụng, trục lợi quỹ. Bảo hiểm y tế không chi trả khám chữa bệnh ngoại trú tuyến tỉnh và trung ương, vì thế có tình trạng một số nơi tăng chuyển bệnh nhân vào nội trú. Có bệnh viện 100% bệnh nhân điều trị nội trú.

Ông Phúc chia sẻ, có bệnh viện hơn 40% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được chi cho tiền giường bệnh. Có cơ sở y tế của Hà Tĩnh, số giường thực kê so với số giường kế hoạch lên đến 400%. Bên cạnh đó vẫn có tình trạng tăng chỉ định ở các máy xã hội hóa, sử dụng thuốc dạng phối hợp không phù hợp, giá đắt… Có nơi chi gần sáu tỷ chỉ riêng cho nội soi tai mũi họng và là dịch vụ có chi phí lớn nhất của bệnh viện đó trong nửa đầu năm.

Chuyên gia này cũng cho rằng chế tài xử phạt hiện áp dụng tính răn đe không cao. Đa phần khi phát hiện lạm dụng bảo hiểm y tế, trục lợi, trừ những trường hợp được xử hình sự, việc xử phạt mới chỉ dừng lại ở cách sai thì xuất toán.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sáu tháng đầu năm có 15 tỉnh tăng trên 20% số lượt khám chữa bệnh, trong đó Bình Phước tăng gần 40%, Khánh Hòa hơn 34%. 31 tỉnh gia tăng chi phí khám chữa bệnh trên 40% so với cùng kỳ. Đặc biệt một số địa phương gia tăng trên 70% như Kon Tum, Lạng Sơn, Khánh Hòa…

Hơn 1.500 bệnh nhân khám chữa bệnh bình quân từ 8 lần trở lên trong một tháng và khám tại nhiều cơ sở y tế. Ví dụ, một bệnh nhân ở Bạc Liêu  khám 132 lượt ở bảy cơ sở trong tám tháng đầu năm. Ví dụ tháng 1, người này đi khám tám lần, có ngày khám tại ba cơ sở y tế (trạm y tế phường 3, Bệnh viện quân dân y tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm y tế thành phố Bạc Liêu). Trong tháng 3, người này cũng đi khám đến 17 lần.

Một bợm nhậu tử vong vì uống cồn y tế thay rượu

Theo bác sĩ ở Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân nam 64 tuổi ở Thanh Hóa bị ngộ độc methanol rất nặng.

Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm cho biết, bệnh nhân đã mua cồn sát trùng loại 500 ml về uống thay rượu. Khi được người nhà đưa vào viện, tình trạng bệnh nhân đã rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp, dấu hiệu nhiễm toan nặng là biểu hiện ngộ độc methanol, não bị phù căng cả hai bên. Nồng độ methanol trong máu bệnh nhân 210 mg/dL, gấp nhiều lần so với nồng độ có thể gây tử vong cho người là 40-50 mg/dL.

Bệnh nhân được cấp cứu, hồi sức, lọc máu thải độc, dùng các thuốc giải độc. Tuy nhiên, do bệnh nhân đến viện muộn, não tổn thương quá nặng, nên gia đình xin về để mất tại nhà.

Tình trạng ngộ độc methanol có xu hướng tăng gần đây. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận một số bệnh nhân ngộ độc methanol do uống cồn y tế, trong đó có người tử vong, có người bị di chứng não. Ngoài nguyên nhân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc còn có những người uống cồn y tế pha thay rượu do nghiện rượu, thiếu rượu để uống hoặc hiểu nhầm cồn y tế an toàn. 

Methanol vào trong cơ thể chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm, 1-2 ngày sau khi uống các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Uống rượu liên tục với liều dù không cao, song methanol tích lũy dần gây tổn thương cho người bệnh. Đa số bệnh nhân ngộ độc methanol nhập viện muộn, đã có biểu hiện mờ mắt (thậm chí mù), hôn mê, rối loạn chuyển hóa nặng, tổn thương não, hoại tử não. Những bệnh nhân thoát chết cũng để lại di chứng não, mắt.

Một bợm nhậu tử vong do uống cồn y tế thay rượu

Theo bác sĩ ở Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân nam 64 tuổi ở Thanh Hóa bị ngộ độc methanol rất nặng.

Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm cho biết, bệnh nhân đã mua cồn sát trùng loại 500 ml về uống thay rượu. Khi được người nhà đưa vào viện, tình trạng bệnh nhân đã rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp, dấu hiệu nhiễm toan nặng là biểu hiện ngộ độc methanol, não bị phù căng cả hai bên. Nồng độ methanol trong máu bệnh nhân 210 mg/dL, gấp nhiều lần so với nồng độ có thể gây tử vong cho người là 40-50 mg/dL.

Bệnh nhân được cấp cứu, hồi sức, lọc máu thải độc, dùng các thuốc giải độc. Tuy nhiên, do bệnh nhân đến viện muộn, não tổn thương quá nặng, nên gia đình xin về để mất tại nhà.

Tình trạng ngộ độc methanol có xu hướng tăng gần đây. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận một số bệnh nhân ngộ độc methanol do uống cồn y tế, trong đó có người tử vong, có người bị di chứng não. Ngoài nguyên nhân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc còn có những người uống cồn y tế pha thay rượu do nghiện rượu, thiếu rượu để uống hoặc hiểu nhầm cồn y tế an toàn. 

Methanol vào trong cơ thể chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm, 1-2 ngày sau khi uống các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Uống rượu liên tục với liều dù không cao, song methanol tích lũy dần gây tổn thương cho người bệnh. Đa số bệnh nhân ngộ độc methanol nhập viện muộn, đã có biểu hiện mờ mắt (thậm chí mù), hôn mê, rối loạn chuyển hóa nặng, tổn thương não, hoại tử não. Những bệnh nhân thoát chết cũng để lại di chứng não, mắt.

Từ nốt cộm ở ngực, người phụ nữ phát hiện bị ung thư vú

Bà Lê Thị Tiến 47 tuổi ở TP HCM, từ trước đến nay không hề có triệu chứng gì lạ ngoài việc chỉ sờ thấy một cục cộm, cứng và không đau ở ngực trái. Nghi ngờ bị ung thư, người phụ nữ đến bệnh viện kiểm tra, kết quả sinh thiết xác định ung thư vú. Bệnh nhân được bác sĩ phẫu thuật đoạn nhũ và hóa xạ trị.

Khối u sau đó tái phát và di căn vào xương, bà Tiến phải vào viện điều trị tích cực bằng hóa trị. Hệ lụy của việc tiêm thuốc trong thời gian dài khiến người phụ nữ bị phù nề nặng ở tay trái, tràn dịch phổi, vùng bả vai co cứng đau đớn, cổ vẹo sang một bên. Bác sĩ Paul D'Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare, chẩn đoán bệnh nhân bị phù nề hệ bạch huyết do tổn thương trong quá trình phẫu thuật và điều trị ung thư.

tu-not-com-o-nguc-nguoi-phu-nu-phat-hien-bi-ung-thu-vu

Bà Tiến đang được bác sĩ massage điều trị phù nề hệ bạch huyết. Ảnh: TT.

Bác sĩ cho biết tình trạng phù nề hệ bạch huyết có thể điều trị bằng phương pháp lưu thông phức hợp, tức là kết hợp nhiều phương thức khác nhau. Cách này bao gồm kỹ thuật dẫn lưu hệ bạch huyết bằng tay, là liệu pháp massage y tế chuyên biệt giúp lưu thông chất dịch tích tụ tại một vùng nào đó của cơ thể, làm giảm sưng phù. Sau đó bệnh nhân được băng nén bằng vớ và băng thun giúp tăng áp lực lên các mô cơ, giảm chất dịch mới tiết ra. Việc băng nén giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất dịch này vào tĩnh mạch.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải chú ý vệ sinh cơ thể thật tốt, giữ cho da luôn sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh nhân duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp giúp cải thiện khả năng thoát giữ chất dịch của hệ bạch huyết. Sau 10 lần trị liệu, bà Tiến cho biết các triệu chứng đau đớn khó chịu trước đây đã giảm đến 80%, tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn và đã đi làm lại bình thường.

Theo bác sĩ Paul, liệu pháp lưu thông phức hợp có nguồn gốc từ châu Âu và ngày càng được nhân rộng nhiều nước trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp này trong việc cải thiện triệu chứng sưng và đau do phù nề hệ bạch huyết. Liệu pháp này đã được ứng dụng điều trị cho 10 bệnh nhân tại Việt Nam đều ghi nhận hiệu quả tốt.

Người đàn ông sống lại sau khi ngưng thở trên đường đi cấp cứu

Người đàn ông 71 tuổi ở quận 6, TP HCM, đột ngột nặng ngực khó thở khuya 11/8, người nhà gọi taxi đưa đi cấp cứu. Trên đường đến viện, ông bất ngờ đổ gục trong xe, tím tái, mê man. Các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng đã ngưng tim ngưng thở. Đội cấp cứu phản ứng nhanh Code Blue của bệnh viện dùng máy sốc điện kịp thời hồi sức tim phổi, nhấn tim, bóp bóng trợ thở... cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, may mắn ước tính từ lúc bệnh nhân bị ngưng tim trên xe đến khi vào viện là khoảng 5 phút, đội phản ứng nhanh đã kịp thời xử trí nên sau chừng 15 phút trái tim bệnh nhân đã đập trở lại, qua cơn nguy hiểm. "Nếu tim ngưng đập hoàn toàn quá 5 phút nữa thì khả năng cứu sống bệnh nhân rất thấp, hoặc sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề", bác sĩ Dũng chia sẻ.

Hướng dẫn cách ép tim thổi ngạt cứu người ngưng thở

Vượt qua giây phút thập tử nhất sinh, ông Khanh được tiếp tục đặt ống nội khí quản để giúp thở. Bác sĩ xác định ông bị nhồi máu cơ tim, chuyển lên khoa can thiệp tim mạch. Bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để can thiệp mạch vành ngay song khi điều trị bằng thuốc thì xuất hiện nhiều đợt phù phổi, loạn nhịp tim nguy kịch.

Lãnh đạo bệnh viện đã quyết định hỗ trợ chi phí để bệnh nhân được can thiệp mạch vành, đặt hai stent thành công và nhanh chóng hồi phục.

Cụ ông hiện đã hồi phục khỏe mạnh, đến viện tái khám sáng 29/8. Ảnh: T.P

Bệnh nhân hồi phục khỏe mạnh, tái khám sáng 29/8. Ảnh: T.P.

Đội phản ứng nhanh cấp cứu Code Blue của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bắt đầu hoạt động từ tháng 7, kịp thời cứu sống nhiều bệnh nhân ngưng tim, đặc biệt hỗ trợ những đơn vị không có khả năng cấp cứu nhanh. Đội trực 24/24h, triển khai theo ca của khoa cấp cứu, do bác sĩ trưởng kíp điều động gồm một bác sĩ, một điều dưỡng và một nhân viên vận chuyển máy sốc điện.

"Trước đây có nhiều bệnh nhân ngưng tim dù ở viện nhưng lại nằm tại những khoa không thể cấp cứu nhanh nên có thể mất thời gian vàng cứu sống", bác sĩ Dũng nói.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Bệnh viện Mỹ lớn nhất thế giới chống chọi trong siêu bão Harvey

Với sức gió gần 210 km/h và 34 tỷ m3 nước trút xuống, cơn bão Harvey đổ bộ vào bang Texas được coi là cơn bão mạnh nhất 12 năm qua ở Mỹ. Không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về đường phố, nhà cửa, bão còn ảnh hưởng không nhỏ đến Trung tâm Y tế Texas (TMC), khu phức hợp y tế lớn nhất thế giới.

Theo Times, khi bão Harvey đổ bộ, hơn 106.000 nhân viên TMC đã chuẩn bị sẵn sàng song không ai có thể dự đoán khối nước khổng lồ. Sảnh Trung tâm Ung thư Anderson chẳng khác nào hồ bơi còn một số khoa khám bệnh trở thành những cái hào "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

benh-vien-my-lon-nhat-the-gioi-chong-choi-trong-sieu-bao-harvey

Nhân viên y tế chuyển người đến bệnh viện. Ảnh: New York Times.

Đối với bệnh nhân và y bác sĩ bên trong viện, công việc vẫn được duy trì. Hầu hết bệnh viện con của TCM đều triển khai chiến lược "ẩn nấp tại chỗ", nghĩa là các nhân viên được chia ca và nghỉ ngơi ngay nơi làm việc để không phải về nhà. Kinh nghiệm từ nhiều cơn bão trước đây cho thấy đây là biện pháp hiệu quả nhất. 

Do tác động của cơn bão, nhiều cơ sở hủy bỏ các ca phẫu thuật tự chọn và những cuộc hẹn không cần thiết. "Chúng tôi muốn chắc chắn có đủ thuốc men và nhân lực", ông Tom Flanagan, Phó Giám đốc đối phó khẩn cấp từ Bệnh viện Memorial Hermann thuộc TMC lý giải.

Các ưu tiên khác bao gồm bệnh nhân cần hóa trị hoặc chạy thận. Mỗi người trong số họ đều được đảm bảo đã ở bệnh viện trước khi cơn bão đến, có thể đến bệnh viện sau khi bão tan hoặc tìm được cơ sở y tế khác.

benh-vien-my-lon-nhat-the-gioi-chong-choi-trong-sieu-bao-harvey-1

Một y tá đang chuẩn bị di tản bệnh nhân. Ảnh: New York Times.

Tại Bệnh viện Nhi Texas, đội ngũ nhân viên bắt đầu các ca trực kéo dài 12 giờ với nhiệm vụ chăm sóc 600 bệnh nhân. Bác sĩ kêu gọi phụ nữ dễ gặp biến chứng thai kỳ hoặc sắp sinh nở tới khách sạn ngay kề để tiện tới bệnh viện lúc lâm bồn. "Chúng tôi đánh giá từng bệnh nhân, từng sản phụ vì hiểu rõ các nguy cơ nếu họ vượt cạn mà không được trợ giúp", Cris Daskevich, Phó chủ tịch Bệnh viện Nhi Texas chia sẻ.

Rút kinh nghiệm từ các cơn bão trong quá khứ, TMC đã trang bị cửa ngầm, nhờ đó ngăn nước tràn vào tầng hầm. Tuy nhiên, dù khô ráo bên trong, đường sá bên ngoài ngập úng khiến việc tiếp cận cơ sở y tế vô cùng khó khăn. "Tôi chưa bao giờ nghe thấy ít tiếng còi cứu thương như vài ngày qua", William McKeon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành TMC nói. Chủ nhật, thời điểm cơn bão mạnh nhất, ngay cả trực thăng cũng không thể chuyển bệnh nhân tới viện bởi gió mạnh và cảnh báo lốc xoáy.

benh-vien-my-lon-nhat-the-gioi-chong-choi-trong-sieu-bao-harvey-2

Xe cứu thương di tản bệnh nhân. Ảnh: New York Times.

Tại Bệnh viện Ben Taub, hình hình tồi tệ hơn do thiếu thốn thực phẩm. Nơi đây hiện tiếp nhận 350 bệnh nhân, trong đó 17-18 người cần dùng máy thở.

Ngày 28/8, đại diện Bệnh viện Ben Taub thông báo lượng thức ăn chỉ còn đủ cho một ngày rưỡi nên cần tiếp tế chậm nhất vào tối 29/8. Bên cạnh đó, một số trường hợp theo chế độ ăn kiêng đặc biệt dẫn tới khó khăn trong việc tìm nhà cung cấp. 

Trước tình hình mưa bão phức tạp, các bệnh viện thuộc TMC tiếp tục đánh giá, đưa ra giải pháp. Tính đến chiều thứ hai, ít nhất 21 cơ sở đã đóng cửa và di tản. 

Ăn mặn dễ mắc bệnh tim

Theo Boldsky, một nghiên cứu gần đây cho thấy những người tiêu thụ nhiều hơn 13,7 g muối mỗi ngày có nguy cơ bệnh tim cao hơn gấp hai lần so với những người dùng dưới 6,8 g. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối ăn hàng ngày tối đa là 5 g mỗi ngày.

Pekka Jousilahti, giáo sư của Học viện Quốc gia Phần Lan cho biết: "Trái tim không thích muối. Lượng muối ăn vào cơ thể là một trong những nguyên nhân chính gây huyết áp cao, dẫn đến bệnh mạch vành và đột quỵ".

an-man-de-mac-benh-tim

Ăn mặn gây hại tim mạch. Ảnh: Boldsky.

Trong nghiên cứu này, trên 6.000 phụ nữ và nam giới từ 25 đến 64 tuổi ở Phần Lan đã được theo dõi trong hơn 12 năm. Các mẫu nước tiểu của họ được xét nghiệm để đo lượng muối tiêu thụ. Các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành 5 nhóm dựa vào lượng muối ăn hàng ngày, trong đó có nhóm người tiêu thụ muối thấp hơn 6,8 g một ngày và cao nhất là hơn 13,7 g. Trong quá trình nghiên cứu, 121 người đàn ông và phụ nữ đã phát triển căn bệnh suy tim mới.

Kết quả cho thấy nhóm tiêu thụ muối cao nhất là hơn 13,7 g một ngày có nguy cơ bị suy tim gấp 2,1 lần. Nhóm ăn nhiều muối thứ nhì, tức khoảng 10,96-13,7 g một ngày có nguy cơ mắc bệnh tim gấp 1,7 lần so với nhóm dùng ít hơn 6,8 g một ngày.

Các kết quả được trình bày tại Hiệp hội Tim mạch châu Âu tại Barcelona mới đây.

Bộ Y tế: 'VN Pharma được cấp phép nhập thuốc đúng quy định'

Thông tin đến báo chí sáng 29/8 về vụ buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu tại Công ty VN Pharma để nhập khẩu thuốc H-Capita chữa ung thư, đại diện Bộ Y tế khẳng định đã cấp phép nhập khẩu thuốc cho đơn vị này theo đúng quy định. Bộ cũng chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để khởi tố vụ án và đưa ra xét xử. Bộ đã kịp thời niêm phong và ngăn chặn toàn bộ lô thuốc nhập khẩu kém chất lượng của VN Pharma, không để một viên thuốc nào lọt ra thị trường.

VN Pharma bị Bộ Y tế phát hiện làm giả hồ sơ nhập khẩu thuốc như thế nào

Theo giải trình của Bộ Y tế, ngày 16/10/2013 Cục Quản lý Dược nhận được đơn hàng số 225/ĐH/VNP – XNK của VN Pharma đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet do Công ty Helix Pharmaceutiacals Inc, Canada sản xuất. Theo quy định với các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký khác, Cục Quản lý Dược tổ chức thẩm định hồ sơ, với tổ 10 chuyên gia thẩm định từ Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược. Quá trình thẩm định được Bộ đánh giá là tiến hành đúng thủ tục và đúng quy định.

Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu cần có giấy chứng nhận thuốc lưu hành tự do (FSC) và giấy chứng nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Theo Bộ Y tế, khi ấy hồ sơ do Công ty VN Pharma nộp kèm theo đơn hàng có đầy đủ tài liệu trên. Do đó ngày 30/12/2013 Cục Quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu thuốc Capita cho VN Pharma.

Bộ Y tế nhận định: "Việc cấp phép hoàn toàn đúng quy định hiện hành, không có ưu ái".  

bo-y-te-vn-pharma-duoc-cap-phep-nhap-thuoc-dung-quy-dinh

Ông Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma, tại phiên tòa xét xử giữa tháng 8. Ảnh: Hải Duyên. 

Năm 2014, thuốc Capita của VN Pharma trúng thầu tại Hội đồng đấu thầu thuốc của Sở Y tế TP HCM với giá thấp hơn các thuốc cùng loại khác. Khi xem xét giá thuốc kê khai của VN Pharma, Bộ Y tế có nghi ngờ nên ngày 31/7/2014 đã yêu cầu lãnh đạo VN Pharma đến giải trình trực tiếp. Cho rằng giải trình chưa thỏa đáng, ngày 1/8/2014, Cục có công văn yêu cầu VN Pharma tạm ngừng, không tiếp tục nhập khẩu và lưu hành lô thuốc trên. "Vì thế, không có một viên thuốc H-Capita nào trong lô thuốc nhập khẩu được bán trên thị trường", giải trình của Bộ Y tế nhấn mạnh.

Tiếp theo, ngày 8/8/2014 Cục Quản lý Dược đề nghị Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Canada, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, phối hợp xác minh các thông tin liên quan. Ngày 13/8/2014, Cục làm việc với đại diện tại Việt Nam của Công ty Helix Pharmaceuticals Inc. Ngay sau cuộc làm việc này, cùng ngày, Cục thành lập đoàn kiểm tra và ngày 14/8/2014 kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và kinh doanh thuốc của Công ty VN Pharma. Đồng thời, Cục niêm phong toàn bộ lô thuốc H-Capita gồm 278.670 viên có tại công ty và lấy mẫu kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM.

Ngày 17/9/2014 Bộ Ngoại giao thông báo những giấy tờ về Công ty Helix Pharmaceuticals Inc trong hồ sơ nhập thuốc của VN Pharma là giả mạo. Bộ Y tế đã chuyển toàn bộ thông tin cho Tổng cục An ninh II điều tra. Ngay trước khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan công an, Cục Quản lý Dược đã mời hai người là ông Nguyễn Minh Hùng (Chủ tịch VN Pharma) và ông Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C) làm việc tại Cục. Căn cứ vào dấu hiệu vi phạm, cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt tại chỗ đối với hai người này.

Bộ Y tế gặp nhiều khó khăn khi "đưa ra ánh sáng" vụ việc

Theo Bộ Y tế, "những tài liệu trong hồ sơ nhập khẩu thuốc Capita của VN Pharma về sau được cơ quan điều tra xác định là đã bị làm giả một cách tinh vi". Do đó khi thẩm định hồ sơ, các chuyên gia về dược không thể phát hiện tài liệu giả bằng mắt thường. Với hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định, Cục Quản lý Dược tiến hành cấp phép nhập khẩu như các hồ sơ bình thường khác.  

Cũng theo Bộ Y tế, trong vụ việc này, "việc thẩm định các giấy tờ pháp lý không đơn giản". Để xác minh hồ sơ khi có nghi ngờ, Bộ đã phải đề nghị Tổng Cục An ninh 2 - Bộ Công an, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Canada, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada phối hợp điều tra.

Đánh giá về quá trình xử lý vụ việc, Bộ cho rằng "Cục Quản lý Dược đã chủ động và tích cực phối hợp điều tra nhằm đưa vụ gian lận về xuất xứ hàng hóa, làm giả hồ sơ ra ánh sáng". Sau khi vụ án được làm rõ, để tránh tình trạng tương tự VN Pharma, Bộ cũng đã xử lý và điều chỉnh các quy định đối với cấp phép nhập khẩu thuốc. Bên cạnh việc xử lý kỷ luật các cá nhân, đơn vị liên quan, Cục Quản lý Dược đã bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc… tại Luật dược 2016.

Sáng 25/8, sau năm ngày xét xử vụ án VN Pharma làm giả hồ sơ nhập khẩu thuốc Capita chữa ung thư, TAND TP HCM tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma và Võ Mạnh Cường, Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C, cùng mức án 12 năm tù về tội Buôn lậu. Tòa xác định bị cáo Hùng cầm đầu buôn lậu 9.300 hộp thuốc trị ung thư không đạt tiêu chuẩn. Bảy bị cáo khác nguyên là lãnh đạo VN Pharma và các công ty dược khác bị phạt từ hai năm tù (cho hưởng án treo) đến năm năm tù về các tội Buôn lậu hoặc Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức. Tòa cũng kiến nghị làm rõ việc VN Pharma chi hoa hồng 7,5 tỷ đồng cho các bác sĩ để họ kê đơn thuốc cho bệnh nhân dùng sản phẩm công ty này cung cấp.

Thuốc Capita dùng điều trị các bệnh ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày. Hoạt chất capecitabine có trong thuốc Capita được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị ung thư. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Quá trình bào chế thuốc cần đảm bảo đúng quy chuẩn mới có thể phát huy được tác dụng như mong muốn. Thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Bộ Y tế: 'Cấp giấy phép VN Pharma nhập thuốc đúng quy định'

Thông tin đến báo chí sáng 29/8 về vụ buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu tại Công ty VN Pharma để nhập khẩu thuốc H-Capita chữa ung thư, đại diện Bộ Y tế khẳng định đã cấp phép nhập khẩu thuốc cho đơn vị này theo đúng quy định. Bộ cũng chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để khởi tố vụ án và đưa ra xét xử. Bộ đã kịp thời niêm phong và ngăn chặn toàn bộ lô thuốc nhập khẩu kém chất lượng của VN Pharma, không để một viên thuốc nào lọt ra thị trường.

VN Pharma bị Bộ Y tế phát hiện làm giả hồ sơ nhập khẩu thuốc như thế nào

Theo giải trình của Bộ Y tế, ngày 16/10/2013 Cục Quản lý Dược nhận được đơn hàng số 225/ĐH/VNP – XNK của VN Pharma đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet do Công ty Helix Pharmaceutiacals Inc, Canada sản xuất. Theo quy định với các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký khác, Cục Quản lý Dược tổ chức thẩm định hồ sơ, với tổ 10 chuyên gia thẩm định từ Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược. Quá trình thẩm định được tiến hành đúng thủ tục và đúng quy định.

Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu cần có giấy chứng nhận thuốc lưu hành tự do (FSC) và giấy chứng nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Theo Bộ Y tế, khi ấy hồ sơ do Công ty VN Pharma nộp kèm theo đơn hàng có đầy đủ tài liệu trên. Do đó ngày 30/12/2013 Cục Quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu thuốc Capita cho VN Pharma.

bo-y-te-cap-giay-phep-vn-pharma-nhap-thuoc-dung-quy-dinh

Ông Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma, tại phiên tòa xét xử giữa tháng 8. Ảnh: Hải Duyên. 

Năm 2014, thuốc Capita của VN Pharma trúng thầu tại Hội đồng đấu thầu thuốc của Sở Y tế TP HCM với giá thấp hơn các thuốc cùng loại khác. Khi xem xét giá thuốc kê khai của VN Pharma, Bộ Y tế có nghi ngờ nên ngày 31/7/2014 đã yêu cầu lãnh đạo VN Pharma đến giải trình trực tiếp. Cho rằng giải trình chưa thỏa đáng, ngày 1/8/2014, Cục có công văn yêu cầu VN Pharma tạm ngừng, không tiếp tục nhập khẩu và lưu hành lô thuốc trên. "Vì thế, không có một viên thuốc H-Capita nào trong lô thuốc nhập khẩu được bán trên thị trường", giải trình của Bộ Y tế nhấn mạnh.

Tiếp theo, ngày 8/8/2014 Cục Quản lý Dược đề nghị Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Canada, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, phối hợp xác minh các thông tin liên quan. Ngày 13/8/2014, Cục làm việc với đại diện tại Việt Nam của Công ty Helix Pharmaceuticals Inc. Sau đó, ngày 13/8/2014 Cục thành lập đoàn kiểm tra và ngày 14/8/2014 kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và kinh doanh thuốc của Công ty VN Pharma. Đồng thời, Cục niêm phong toàn bộ lô thuốc H-Capita gồm 278.670 viên có tại công ty và lấy mẫu kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM.

Ngày 17/9/2014 Bộ Ngoại giao thông báo những giấy tờ về Công ty Helix Pharmaceuticals Inc trong hồ sơ nhập thuốc của VN Pharma là giả mạo. Bộ Y tế đã chuyển toàn bộ thông tin cho Tổng cục An ninh II điều tra. Ngay trước khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan công an, Cục Quản lý Dược đã mời hai người là ông Nguyễn Minh Hùng (Chủ tịch VN Pharma) và ông Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C) làm việc tại Cục. Căn cứ vào dấu hiệu vi phạm, cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt tại chỗ đối với hai người này.

Bộ Y tế gặp nhiều khó khăn khi "đưa ra ánh sáng" vụ việc

Theo Bộ Y tế, những tài liệu trong hồ sơ nhập khẩu thuốc Capita của VN Pharma về sau được cơ quan điều tra xác định là đã bị làm giả một cách tinh vi. Do đó khi thẩm định hồ sơ, các chuyên gia về dược không thể phát hiện tài liệu giả bằng mắt thường. Với hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định, Cục Quản lý Dược tiến hành cấp phép nhập khẩu như các hồ sơ bình thường khác.  

Cũng theo Bộ Y tế, trong vụ việc này, việc thẩm định các giấy tờ pháp lý không đơn giản. Để xác minh hồ sơ khi có nghi ngờ, Bộ đã phải đề nghị Tổng Cục An ninh 2 - Bộ Công an, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Canada, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada phối hợp điều tra.

Đánh giá về quá trình xử lý vụ việc, Bộ cho rằng "Cục Quản lý Dược đã chủ động và tích cực phối hợp điều tra nhằm đưa vụ gian lận về xuất xứ hàng hóa, làm giả hồ sơ ra ánh sáng". Sau khi vụ án được làm rõ, để tránh tình trạng tương tự VN Pharma, Bộ cũng đã xử lý và điều chỉnh các quy định đối với cấp phép nhập khẩu thuốc. Bên cạnh việc xử lý kỷ luật các cá nhân, đơn vị liên quan, Cục Quản lý Dược đã bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc… tại Luật dược 2016.

Sáng 25/8, sau năm ngày xét xử vụ án VN Pharma làm giả hồ sơ nhập khẩu thuốc Capita chữa ung thư, TAND TP HCM tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma và Võ Mạnh Cường, Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C, cùng mức án 12 năm tù về tội Buôn lậu. Tòa xác định bị cáo Hùng cầm đầu buôn lậu 9.300 hộp thuốc trị ung thư không đạt tiêu chuẩn. Bảy bị cáo khác nguyên là lãnh đạo VN Pharma và các công ty dược khác bị phạt từ hai năm tù (cho hưởng án treo) đến năm năm tù về các tội Buôn lậu hoặc Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức. Tòa cũng kiến nghị làm rõ việc VN Pharma chi hoa hồng 7,5 tỷ đồng cho các bác sĩ để họ kê đơn thuốc cho bệnh nhân dùng sản phẩm công ty này cung cấp.

Thuốc Capita dùng điều trị các bệnh ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày. Hoạt chất capecitabine có trong thuốc Capita được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị ung thư. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Quá trình bào chế thuốc cần đảm bảo đúng quy chuẩn mới có thể phát huy được tác dụng như mong muốn. Thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Bộ Y tế: 'Cấp giấy phép VN Pharma nhập thuốc là đúng quy định'

Thông tin đến báo chí sáng 29/8 về vụ án buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu tại Công ty VN Pharma, đại diện Bộ Y tế khẳng định đã cấp phép nhập khẩu thuốc cho đơn vị này theo đúng quy định. Bộ cũng chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để khởi tố vụ án và đưa ra xét xử. Bộ Y tế đã kịp thời niêm phong và ngăn chặn toàn bộ lô thuốc nhập khẩu kém chất lượng của VN Pharma, không để một viên thuốc nào lọt ra thị trường.

Theo giải trình của Bộ Y tế, ngày 16/10/2013 Cục Quản lý Dược nhận được đơn hàng số 225/ĐH/VNP – XNK của VN Pharma đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet do Công ty Helix Pharmaceutiacals Inc, Canada sản xuất. Theo quy định với các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký khác, Cục Quản lý Dược tổ chức thẩm định hồ sơ, với tổ 10 chuyên gia thẩm định từ Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược, đúng thủ tục và quy định.

Theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu cần có giấy chứng nhận thuốc lưu hành tự do (FSC) và giấy chứng nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Theo Bộ Y tế, khi ấy hồ sơ do Công ty VN Pharma nộp kèm theo đơn hàng có đầy đủ tài liệu trên. Ngày 30/12/2013 Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu thuốc Capita cho VN Pharma.

Theo Bộ Y tế, những tài liệu này về sau được cơ quan điều tra xác định đã bị làm giả một cách tinh vi, các chuyên gia về dược không thể phát hiện bằng mắt thường.

bo-y-te-cap-giay-phep-vn-pharma-nhap-thuoc-la-dung-quy-dinh

Ông Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma, tại phiên tòa xét xử giữa tháng 8. Ảnh: Hải Duyên. 

Năm 2014, thuốc Capita của VN Pharma trúng thầu tại Hội đồng đấu thầu thuốc của Sở Y tế TP HCM với giá thấp hơn các thuốc cùng loại khác. Do đó khi xem xét giá thuốc kê khai của VN Pharma, Bộ Y tế có nghi ngờ nên ngày 31/7/2014 đã yêu cầu VN Pharma giải trình trực tiếp. Cho rằng giải trình của công ty chưa thỏa đáng, ngày 1/8/2014, Cục đã có công văn yêu cầu VN Pharma tạm ngừng, không tiếp tục nhập khẩu và lưu hành lô thuốc trên. "Vì thế, không có một viên thuốc H-Capita nào trong lô thuốc nhập khẩu được bán trên thị trường", giải trình của Bộ Y tế nhấn mạnh.

Tiếp theo, ngày 8/8/2014 Cục Quản lý Dược có công văn gửi Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Canada, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, đề nghị phối hợp để xác minh các thông tin liên quan. Ngày 13/8/2014, Cục mời đại diện tại Việt Nam của Công ty Helix Pharmaceuticals Inc làm việc. Sau đó, ngày 13/8/2014 Cục thành lập đoàn kiểm tra và ngày 14/8/2014 kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và kinh doanh thuốc của Công ty VN Pharma với sự tham gia của Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM. Đồng thời, Cục niêm phong toàn bộ lô thuốc H-Capita gồm 278.670 viên có tại công ty và lấy mẫu kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM.

Ngày 17/9/2014 Bộ Ngoại giao thông báo những giấy tờ về Công ty Helix Pharmaceuticals Inc trong hồ sơ nhập thuốc của VN Pharma là giả mạo. Bộ Y tế đã chuyển toàn bộ thông tin cho Tổng cục An ninh II để điều tra. Ngay trước khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan công an, Cục Quản lý Dược đã mời hai lãnh đạo của VN Pharma là ông Nguyễn Minh Hùng (Chủ tịch VN Pharma) và ông Nguyễn Mạnh Cường ra làm việc tại Cục. Căn cứ vào dấu hiệu vi phạm, cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt tại chỗ đối với hai người này.

Theo Bộ Y tế, đối với VN Pharma, "Cục Quản lý Dược đã chủ động và tích cực phối hợp điều tra nhằm đưa vụ gian lận về xuất xứ hàng hóa, làm giả hồ sơ ra ánh sáng". Bộ Y tế cũng đã xử lý và điều chỉnh các quy định đối với cấp phép nhập khẩu thuốc để tránh xảy ra tình trạng tương tự. Bên cạnh việc xử lý kỷ luật các cá nhân, đơn vị liên quan vụ việc, Cục đã bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc… tại Luật dược 2016.

Bộ Y tế cho rằng việc thẩm định các giấy tờ pháp lý không đơn giản. Vì thế, Cục Quản lý Dược đã mời chuyên gia Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp tập huấn thẩm định về công tác hợp pháp hóa lãnh sự, phục vụ cho việc tác nghiệp và thẩm định hồ sơ.

Sáng 25/8/2017, sau năm ngày xét xử và nghị án, TAND TP HCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma); Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C) cùng mức án 12 năm tù về tội Buôn lậu. Tòa xác định bị cáo Hùng cầm đầu buôn lậu 9.300 hộp thuốc trị ung thư không đạt tiêu chuẩn. 7 bị cáo khác nguyên là lãnh đạo VN Pharma và các công ty dược bị phạt từ 2 năm tù (cho hưởng án treo) đến 5 năm tù về các tội Buôn lậu hoặc Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức. Tòa cũng kiến nghị làm rõ việc VN Pharma chi hoa hồng 7,5 tỷ cho các bác sĩ để họ kê đơn thuốc cho bệnh nhân dùng sản phẩm công ty này cung cấp.

Thuốc Capita dùng để điều trị các bệnh ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày. Hoạt chất capecitabine có trong thuốc Capita được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị ung thư. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Quá trình bào chế thuốc cần đảm bảo đúng quy chuẩn mới có thể phát huy được tác dụng như mong muốn. Thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Bộ Y tế: 'Cấp phép VN Pharma nhập thuốc chữa ung thư đúng quy định'

Thông tin đến báo chí sáng 29/8 về vụ án buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu tại Công ty VN Pharma, đại diện Bộ Y tế khẳng định đã cấp phép nhập khẩu thuốc cho đơn vị này theo đúng quy định. Bộ cũng chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để khởi tố vụ án và đưa ra xét xử. Bộ Y tế đã kịp thời niêm phong và ngăn chặn toàn bộ lô thuốc nhập khẩu kém chất lượng của VN Pharma, không để một viên thuốc nào lọt ra thị trường.

Theo giải trình của Bộ Y tế, ngày 16/10/2013 Cục Quản lý Dược nhận được đơn hàng số 225/ĐH/VNP – XNK của VN Pharma đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet do Công ty Helix Pharmaceutiacals Inc, Canada sản xuất. Theo quy định với các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký khác, Cục Quản lý Dược tổ chức thẩm định hồ sơ, với tổ 10 chuyên gia thẩm định từ Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược, đúng thủ tục và quy định.

Theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu cần có giấy chứng nhận thuốc lưu hành tự do (FSC) và giấy chứng nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Theo Bộ Y tế, khi ấy hồ sơ do Công ty VN Pharma nộp kèm theo đơn hàng có đầy đủ tài liệu trên. Ngày 30/12/2013 Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu thuốc Capita cho VN Pharma.

Theo Bộ Y tế, những tài liệu này về sau được cơ quan điều tra xác định đã bị làm giả một cách tinh vi, các chuyên gia về dược không thể phát hiện bằng mắt thường.

bo-y-te-cap-phep-vn-pharma-nhap-thuoc-chua-ung-thu-dung-quy-dinh

Ông Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma, tại phiên tòa xét xử giữa tháng 8. Ảnh: Hải Duyên. 

Năm 2014, thuốc Capita của VN Pharma trúng thầu tại Hội đồng đấu thầu thuốc của Sở Y tế TP HCM với giá thấp hơn các thuốc cùng loại khác. Do đó khi xem xét giá thuốc kê khai của VN Pharma, Bộ Y tế có nghi ngờ nên ngày 31/7/2014 đã yêu cầu VN Pharma giải trình trực tiếp. Cho rằng giải trình của công ty chưa thỏa đáng, ngày 1/8/2014, Cục đã có công văn yêu cầu VN Pharma tạm ngừng, không tiếp tục nhập khẩu và lưu hành lô thuốc trên. "Vì thế, không có một viên thuốc H-Capita nào trong lô thuốc nhập khẩu được bán trên thị trường", giải trình của Bộ Y tế nhấn mạnh.

Tiếp theo, ngày 8/8/2014 Cục Quản lý Dược có công văn gửi Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Canada, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, đề nghị phối hợp để xác minh các thông tin liên quan. Ngày 13/8/2014, Cục mời đại diện tại Việt Nam của Công ty Helix Pharmaceuticals Inc làm việc. Sau đó, ngày 13/8/2014 Cục thành lập đoàn kiểm tra và ngày 14/8/2014 kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và kinh doanh thuốc của Công ty VN Pharma với sự tham gia của Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM. Đồng thời, Cục niêm phong toàn bộ lô thuốc H-Capita gồm 278.670 viên có tại công ty và lấy mẫu kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM.

Ngày 17/9/2014 Bộ Ngoại giao thông báo những giấy tờ về Công ty Helix Pharmaceuticals Inc trong hồ sơ nhập thuốc của VN Pharma là giả mạo. Bộ Y tế đã chuyển toàn bộ thông tin cho Tổng cục An ninh II để điều tra. Ngay trước khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan công an, Cục Quản lý Dược đã mời hai lãnh đạo của VN Pharma là ông Nguyễn Minh Hùng (Chủ tịch VN Pharma) và ông Nguyễn Mạnh Cường ra làm việc tại Cục. Căn cứ vào dấu hiệu vi phạm, cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt tại chỗ đối với hai người này.

Theo Bộ Y tế, đối với VN Pharma, "Cục Quản lý Dược đã chủ động và tích cực phối hợp điều tra nhằm đưa vụ gian lận về xuất xứ hàng hóa, làm giả hồ sơ ra ánh sáng". Bộ Y tế cũng đã xử lý và điều chỉnh các quy định đối với cấp phép nhập khẩu thuốc để tránh xảy ra tình trạng tương tự. Bên cạnh việc xử lý kỷ luật các cá nhân, đơn vị liên quan vụ việc, Cục đã bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc… tại Luật dược 2016.

Bộ Y tế cho rằng việc thẩm định các giấy tờ pháp lý không đơn giản. Vì thế, Cục Quản lý Dược đã mời chuyên gia Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp tập huấn thẩm định về công tác hợp pháp hóa lãnh sự, phục vụ cho việc tác nghiệp và thẩm định hồ sơ.

Sáng 25/8/2017, sau năm ngày xét xử và nghị án, TAND TP HCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma); Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C) cùng mức án 12 năm tù về tội Buôn lậu. Tòa xác định bị cáo Hùng cầm đầu buôn lậu 9.300 hộp thuốc trị ung thư không đạt tiêu chuẩn. 7 bị cáo khác nguyên là lãnh đạo VN Pharma và các công ty dược bị phạt từ 2 năm tù (cho hưởng án treo) đến 5 năm tù về các tội Buôn lậu hoặc Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức. Tòa cũng kiến nghị làm rõ việc VN Pharma chi hoa hồng 7,5 tỷ cho các bác sĩ để họ kê đơn thuốc cho bệnh nhân dùng sản phẩm công ty này cung cấp.

Thuốc Capita dùng để điều trị các bệnh ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày. Hoạt chất capecitabine có trong thuốc Capita được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị ung thư. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Quá trình bào chế thuốc cần đảm bảo đúng quy chuẩn mới có thể phát huy được tác dụng như mong muốn. Thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Bộ Y tế phát hiện VN Pharma giả hồ sơ nhập thuốc chữa ung thư thế nào

Thông tin đến báo chí sáng 29/8 về vụ án buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu tại Công ty VN Pharma, đại diện Bộ Y tế khẳng định đã cấp phép nhập khẩu thuốc cho đơn vị này theo đúng quy định. Bộ cũng chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để khởi tố vụ án và đưa ra xét xử. Bộ Y tế đã kịp thời niêm phong và ngăn chặn toàn bộ lô thuốc nhập khẩu kém chất lượng của VN Pharma, không để một viên thuốc nào lọt ra thị trường.

Theo giải trình của Bộ Y tế, ngày 16/10/2013 Cục Quản lý Dược nhận được đơn hàng số 225/ĐH/VNP – XNK của VN Pharma đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet do Công ty Helix Pharmaceutiacals Inc, Canada sản xuất. Theo quy định với các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký khác, Cục Quản lý Dược tổ chức thẩm định hồ sơ, với tổ 10 chuyên gia thẩm định từ Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược, đúng thủ tục và quy định.

Theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu cần có giấy chứng nhận thuốc lưu hành tự do (FSC) và giấy chứng nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Theo Bộ Y tế, khi ấy hồ sơ do Công ty VN Pharma nộp kèm theo đơn hàng có đầy đủ tài liệu trên. Ngày 30/12/2013 Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu thuốc Capita cho VN Pharma.

Theo Bộ Y tế, những tài liệu này về sau được cơ quan điều tra xác định đã bị làm giả một cách tinh vi, các chuyên gia về dược không thể phát hiện bằng mắt thường.

bo-y-te-phat-hien-vn-pharma-gia-ho-so-nhap-thuoc-chua-ung-thu-the-nao

Ông Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma, tại phiên tòa xét xử giữa tháng 8. Ảnh: Hải Duyên. 

Năm 2014, thuốc Capita của VN Pharma trúng thầu tại Hội đồng đấu thầu thuốc của Sở Y tế TP HCM với giá thấp hơn các thuốc cùng loại khác. Do đó khi xem xét giá thuốc kê khai của VN Pharma, Bộ Y tế có nghi ngờ nên ngày 31/7/2014 đã yêu cầu VN Pharma giải trình trực tiếp. Cho rằng giải trình của công ty chưa thỏa đáng, ngày 1/8/2014, Cục đã có công văn yêu cầu VN Pharma tạm ngừng, không tiếp tục nhập khẩu và lưu hành lô thuốc trên. "Vì thế, không có một viên thuốc H-Capita nào trong lô thuốc nhập khẩu được bán trên thị trường", giải trình của Bộ Y tế nhấn mạnh.

Tiếp theo, ngày 8/8/2014 Cục Quản lý Dược có công văn gửi Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Canada, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, đề nghị phối hợp để xác minh các thông tin liên quan. Ngày 13/8/2014, Cục mời đại diện tại Việt Nam của Công ty Helix Pharmaceuticals Inc làm việc. Sau đó, ngày 13/8/2014 Cục thành lập đoàn kiểm tra và ngày 14/8/2014 kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và kinh doanh thuốc của Công ty VN Pharma với sự tham gia của Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM. Đồng thời, Cục niêm phong toàn bộ lô thuốc H-Capita gồm 278.670 viên có tại công ty và lấy mẫu kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM.

Ngày 17/9/2014 Bộ Ngoại giao thông báo những giấy tờ về Công ty Helix Pharmaceuticals Inc trong hồ sơ nhập thuốc của VN Pharma là giả mạo. Bộ Y tế đã chuyển toàn bộ thông tin cho Tổng cục An ninh II để điều tra. Ngay trước khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan công an, Cục Quản lý Dược đã mời hai lãnh đạo của VN Pharma là ông Nguyễn Minh Hùng (Chủ tịch VN Pharma) và ông Nguyễn Mạnh Cường ra làm việc tại Cục. Căn cứ vào dấu hiệu vi phạm, cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt tại chỗ đối với hai người này.

Theo Bộ Y tế, đối với VN Pharma, "Cục Quản lý Dược đã chủ động và tích cực phối hợp điều tra nhằm đưa vụ gian lận về xuất xứ hàng hóa, làm giả hồ sơ ra ánh sáng". Bộ Y tế cũng đã xử lý và điều chỉnh các quy định đối với cấp phép nhập khẩu thuốc để tránh xảy ra tình trạng tương tự. Bên cạnh việc xử lý kỷ luật các cá nhân, đơn vị liên quan vụ việc, Cục đã bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc… tại Luật dược 2016.

Bộ Y tế cho rằng việc thẩm định các giấy tờ pháp lý không đơn giản. Vì thế, Cục Quản lý Dược đã mời chuyên gia Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp tập huấn thẩm định về công tác hợp pháp hóa lãnh sự, phục vụ cho việc tác nghiệp và thẩm định hồ sơ.

Thuốc Capita dùng để điều trị các bệnh ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày. Hoạt chất capecitabine có trong thuốc Capita được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị ung thư. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Quá trình bào chế thuốc cần đảm bảo đúng quy chuẩn mới có thể phát huy được tác dụng như mong muốn. Thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân.