Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Trồng sả trong nhà để xua đuổi muỗi và phòng bệnh

trong-sa-trong-nha-de-xua-duoi-muoi-va-phong-benh

Cây sả trồng xung quanh nhà giúp xua đuổi muỗi và côn trùng. Ảnh: java.

Tiến sĩ Võ Văn Chi cho biết sả có tên gọi khác là sả chanh, mao hương. Cây có tên khoa học là cymbopogon, citratus (DC.). Stapf, thuộc họ lúa Poaceae. Đây là loài cây thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Sả thường được trồng trên đồi, ruộng vườn, bờ sông, bờ ao ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ.

Người ta dùng toàn cây sả để làm thuốc, thu hái quanh năm, rửa sạch và phơi trong râm mát cho khô. Nghiên cứu thành phần dược lý cho thấy cây xả chứa khoảng 1 đến 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral (65 đến 85%), geraniol (40%).

Theo Đông y, sả có vị ngọt, tính ấm, mùi thơm, tác dụng khư phong thanh thấp, tán hàn giải biểu, thông kinh lạc, tiêu thũng, phòng côn trùng cắn. Ở nước ta từ lâu người dân đã dùng sả làm gia vị và làm thuốc trừ tà khí, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, đau bụng lạnh dạ, nôn mửa.

Ngày nay sả được dùng phổ biến để chữa cảm mạo, nóng sốt, đau đầu, đau dạ dày, tiêu chảy, phong thấp tê đau, viêm tai giữa, có mủ, ho, cước khí, kinh nguyệt không đều, phù thũng khi có mang. Tinh dầu sả dùng để khử mùi hôi tanh, xua ruồi muỗi, người ta dùng toàn cây sả để chưng cất tinh dầu. Cây này dùng xoa ngoài chữa cúm và phòng bệnh truyền nhiễm.

Liều dùng: Mỗi ngày từ 10 đến 15 g sả hoặc một lượng nhỏ tinh dầu. Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ cây sả như sau:

Trị đau dạ dày: Dùng cây sả tươi 30 đến 45 g đun sôi uống.

Đòn ngã tổn thương: Dùng 30 đến 45 g cây sả tươi đun sôi trong nước, cho thêm chút rượu để uống.

Hôi miệng, hôi nách: Bột củ sả 10 phần, phèn phi  phần, trộn đều, luyện thành viên để uống. 

Một tháng uống thuốc giảm cân cướp đi sinh mạng bà mẹ trẻ

Garza mua loại thuốc này với hy vọng sẽ giảm được cân sau một năm sinh con gái. Sau một tháng sử dụng, Garza xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội sau đó rơi vào trạng thái hôn mê. Bệnh nhân được chẩn đoán bị phù não và qua đời sau 6 ngày được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.

Khám nghiệm thi thể, cơ quan chức năng Mexico xác nhận loại thuốc giảm cân mà nạn nhân sử dụng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết. Nhà chức trách yêu cầu các trang mạng gỡ bỏ toàn bộ nội dung quảng cáo và bán loại thuốc này.

mot-thang-uong-thuoc-giam-can-cuop-di-sinh-mang-ba-me-tre

Loại thuốc giảm cân được cho là gây ra cái chết của bà mẹ trẻ. Ảnh:

Theo Independent, loại thuốc này giá khoảng 42 đến 64 bảng Anh mỗi chai, được quảng cáo là "phương pháp tự nhiên" giúp giảm cân. Các thành phần trong thuốc được quảng cáo bao gồm alpha lipoic acid, axit linoleic liên hợp, vitamin C, khoáng chất, trà xanh, canxi, kali, dưa leo, gừng và "hoa jamaica". Avitia Cobrax được mô tả giúp giảm mỡ nhanh chóng mà không làm giảm cơ. Người dùng vẫn giữ được nước trong cơ thể khi sử dụng.

Sau cái chết của người mẹ trẻ, có nhiều ý kiến bàn về việc mua thuốc giảm cân trên mạng. "Thuốc bán trực tuyến và ngoài đường phố là một nguy cơ cho sức khỏe của bạn. Hãy mua thuốc theo toa với sự chỉ dẫn của bác sĩ", một người nhận xét.

Trước đó, Chính phủ Anh tổ chức chiến dịch cảnh báo người dân về những nguy hiểm khi sử dụng thuốc giảm cân mua trực tuyến. Năm 2015, Interpol đưa ra cảnh báo toàn cầu đối với thuốc giảm cân có chứa chất dinitrophenol bị cấm (DNP), được cho là nguyên nhân gây ra cái chết cho 6 công dân Anh.

Vết lõm trên ngực cảnh báo ung thư vú

Là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, ung thư vú thường bị phát hiện chậm khiến bệnh nhân mất đi cơ hội được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu lưu ý từng thay đổi của cơ thể, chị em hoàn toàn có thể đoán biết bệnh sớm như trường hợp Sherrie Rohdes (Anh).

vet-lom-tren-nguc-canh-bao-ung-thu-vu

Vết lõm trên ngực Sherrie là dấu hiệu ung thư vú. Ảnh: Facebook.

Theo Today, Sherrie nhận thấy ngực xuất hiện vài vết lõm. Ban đầu, bà mẹ 3 con không nghĩ đây là ung thư bởi không cảm thấy khối u nào. Thế nhưng, nhớ lại Lisa Royle và Claire Warner, hai phụ nữ từng chia sẻ về vết lõm trên ngực trước khi được chẩn đoán ung thư vú, Sherrie lập tức đi sinh thiết. Kết quả, cô thực sự mắc bệnh.

"Ngày hôm qua, tôi được chẩn đoán ung thư vú", Sherrie viết trên trang cá nhân kèm hình ảnh vết lõm trên ngực. "Thật sốc bởi vì các vết lõm này là dấu hiệu duy nhất".

Trên thực tế, dù khối u là yếu tố chính xác định ung thư, một số thay đổi như tấy đỏ, chảy dịch, đau quanh núm vú hoặc hiện tượng rạn, lõm như trường hợp Sherrie cũng có thể cảnh báo căn bệnh quái ác.

Cách tự kiểm tra nguy cơ ung thư vú tại nhà

Sau khi đăng tải lên trang cá nhân, bài viết của Sherrie đã nhận được hàng trăm lượt chia sẻ. Bà mẹ 3 con hy vọng nhờ tấm ảnh của mình, phái đẹp sẽ chú ý theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. 

Những điều kiêng kỵ khi nam giới sưng quai bị

Thứ ba, 1/8/2017 | 00:02 GMT+7

Thứ ba, 1/8/2017 | 00:02 GMT+7

Không nên ăn đồ nếp, cá mè, cá chép, không tự ý sử dụng các loại thuốc uống, bôi hay đắp lên vùng bị sưng, theo Health.

Thi Trân  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2f01dsq"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Gần 100 khối u ung thư được bác sĩ bóc tách khỏi bụng bệnh nhân

Ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ do các bác sĩ khoa Ngoại bụng I Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội) thực hiện vào chiều 28/7.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, đau âm ỉ liên tục. Trước đó, khám tại một bệnh viện khác, bệnh nhân được chẩn đoán hạch ổ bụng theo dõi u lympho. Ba tuần qua thể trạng bệnh nhân ngày càng gầy, một tuần trước khi nhập viện, có biểu hiện đau nhiều hơn ở bụng nên gia đình đưa vào Bệnh viện K.

gan-100-khoi-u-duoc-bac-si-boc-tach-cuu-song-benh-nhan

Các khối u xuất hiện dày đặc trong ổ bụng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Hình ảnh chụp ổ bụng bệnh nhân cho thấy các khối u xuất phát từ thân vị, xâm lấn lách, kích thước lớn nhất 13 x 8 cm, nằm rải rác khắp ổ bụng. Trong đó, một số khối u gây tắc ruột non, ổ bụng có dịch. Bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày, sinh thiết u… và được chẩn đoán bị u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) tại dạ dày, có biến chứng chảy máu.

Theo các bác sĩ, đây là một ca bệnh khó vì có quá nhiều khối u đã biến chứng chảy máu, nguy cơ tắc ruột và chèn ép nhiều cơ quan. Bên cạnh đó, thể trạng bệnh nhân ngày càng mệt mỏi, suy yếu, nếu không phẫu thuật kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao. Ngay lập tức, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cứu bệnh nhân.

Kíp phẫu thuật đã cắt bỏ một phần dạ dày kèm lách, cắt nhiều đoạn ruột bị u xâm lấn nguy cơ gây tắc ruột trong tương lai, lấy tối đa u ở tiểu khung và những u rải rác trong ổ bụng. Gần 100 khối u chiếm phần lớn ổ bụng, nhiều u đã vỡ gây chảy máu.

Đây là một trường hợp bệnh đặc biệt, ung thư di căn nhưng có biến chứng nên phải xử lý triệt để, tạo điều kiện thuận lợi cho phương pháp điều trị tiếp theo. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, theo dõi sát, hiện có thể tự thở, các chỉ số huyết động ổn định.

U mô đệm đường tiêu hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi (gặp nhiều nhất ở độ tuổi 50-60), không phân biệt giới tính. U gặp nhiều ở dạ dày và ruột non. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu phát hiện, người bệnh cần được mổ sớm tránh biến chứng và xác định chính xác bản chất khối u.

Bác sĩ khuyên người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ bao gồm siêu âm và nội soi dạ dày ít nhất một lần mỗi năm, nhất là những người ở độ tuổi trên 40. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở ổ bụng như tự sờ thấy u, đau bụng vùng hạ vị, thượng vị, rối loạn tiêu hóa… cần đi khám ngay để loại trừ các khối u mô đệm đường tiêu hóa.

Ông bố thoát khỏi 98 khối u não dù tiên liệu chỉ sống được 6 tuần

Ông bố 2 con được chẩn đoán mắc ung thư hắc tố từ năm 2011 sau khi phát hiện một khối u lạ trên da đầu. Người đàn ông đã được phẫu thuật cắt bỏ phần da đầu có khối u và các hạch bạch huyết ở cổ để ngăn ung thư lan rộng. Fay sau đó đã điều trị thử nghiệm ở California, nhưng không ngăn chặn được sự lây lan của ung thư. Năm 2012, ung thư đã lan đến dạ dày, gan, phổi và não của anh. Các bác sĩ phát hiện có tổng cộng 98 khối u được phát hiện trong não và cho biết anh chỉ còn sống được khoảng 6 tuần.

ong-bo-thoat-khoi-98-khoi-u-nao-du-tien-lieu-chi-song-duoc-6-tuan

Fay mắc u não cách đây 6 năm. Ảnh: CBS Denver.

May mắn, Fay gặp bác sĩ phẫu thuật thần kinh Robert Breeze tại Bệnh viện Đại học Colorado để thử nghiệm một phác đồ điều trị mới. Fay được điều trị bằng phương pháp xạ phẫu Gamma Knife. Phương pháp này cung cấp chùm tia gamma chính xác tại một điểm duy nhất để tiêu diệt các mô bệnh mà không làm hại các mô khỏe mạnh xung quanh. Phương pháp này không làm mất máu và hầu như không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Fay được điều trị trong 7 giờ, kết quả là 97 khối u não đã bị tiêu diệt, khối u thứ 98 được loại bỏ bằng phẫu thuật. "Không có bất kỳ vết mổ nào, tia bức xạ gamma nhắm tới mỗi khối u", bác sĩ Breeze nói.

ong-bo-thoat-khoi-98-khoi-u-nao-du-tien-lieu-chi-song-duoc-6-tuan-1

Phim chụp phát hiện 98 khối u não. Ảnh: CBS Denver.

Sau 6 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc ung thư, kết quả chụp quét não của Fay cho thấy tất cả khối u đã được loại bỏ. Ngoài việc điều trị bằng Gamma Knife, Fay đã phẫu thuật cắt bỏ các khối u ở những nơi khác và đang dùng liệu pháp miễn dịch. 

Fay nói với CBS News: "Tôi rất biết ơn những tiến bộ của y học đã giúp tôi hồi sinh. Hiện tôi khỏe mạnh bình thường và cảm thấy cuộc sống rất tuyệt vời".

Những cơn đau đầu có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo u não

Cô gái Sài Gòn lột xác sau hai lần phẫu thuật thẩm mỹ hỏng

Cô gái 22 tuổi thường được mọi người gọi với cái tên dễ thương là Lily. 20 năm trời Lily sống trong mặc cảm bởi ngoại hình kém xinh của mình. Cô gái sở hữu gương mặt thô, không sắc nét. "Ai cũng nhận xét mình xấu xí, kém duyên. Có người còn bảo muốn có người yêu thì ráng đi sửa mặt", Lily chia sẻ.

Bị người khác nhận xét về ngoại hình, Lily buồn và tủi thân. Cô quyết định phải thay đổi bản thân và sửa mũi là việc đầu tiên muốn làm để thay đổi ngoại hình. "Tôi tìm hiểu kỹ các nơi phẫu thuật sửa mũi nhưng vì chưa có kinh nghiệm về thẩm mỹ lại ham giá rẻ nên lần đầu sửa mũi bị thất bại", Lily cho biết.

co-gai-sai-gon-lot-xac-sau-hai-lan-phau-thuat-thm-my-hong

Lily trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: L.N.

Cô gái càng chán nản hơn khi sau đó lại độn cằm hỏng. Chiếc cằm độn của cô trở lại trạng thái ban đầu sau 6 tháng can thiệp. "Lúc đầu chiếc cằm rất đẹp, một thời gian sau sụn co lại làm cằm ngắn như ban đầu, mặt cũng trở về trạng thái xấu xí trước kia", Lily chia sẻ.

Sau hai lần thẩm mỹ hỏng và sợ hãi với việc sử dụng thuốc tê khi phẫu thuật, cô gái quyết định không áp dụng "dao kéo" để làm đẹp nữa. Thay vào đó cô tìm hiểu phương pháp tiêm chất làm đầy (filler). Cô bắt đầu sửa chiếc cằm hỏng bằng tiêm filler. Bị bạn bè chê mặt "trái banh", Lily tiếp tục tiêm botox cho mặt thon gọn lại. "Hiện tại đã tiêm môi, tiêm cằm và không lạm dụng dao kéo để tránh rủi ro", Lily chia sẻ.

co-gai-sai-gon-lot-xac-sau-hai-lan-phau-thuat-thm-my-hong-1

Lily sửa mũi. Ảnh: L.N.

Lily cũng vô cùng mặc cảm với làn da ngăm đen. Để có làn da trắng trẻo như hiện tại, cô đã đi truyền trắng. Đến nay ngoại hình của Lily đã thay đổi hoàn toàn. Từ một cô gái da ngăm đen, kém sắc, có chút quê mùa, Lily đã lột xác như một hotgirl. "Từ ngày thẩm mỹ, bạn bè không nhận ra mình. Cuộc sống cũng thay đổi một cách rất bất ngờ. Mình nhận được nhiều lời hẹn hò, công việc cũng thuận lợi hơn", cô gái vui vẻ nói.

co-gai-sai-gon-lot-xac-sau-hai-lan-phau-thuat-thm-my-hong-2

Lily cho biết, để được vẻ ngoài như hiện tại không phải là dễ dàng mà phải trải qua nhiều đau đớn và khó khăn. Cô gái cũng lo ngại phương pháp tiêm filler buộc phải tiêm duy trì, không tiêm một lần mà được kết quả mãi mãi.

Lily quan niệm "thẩm mỹ là hên xui", có người chỉ làm một lần là đẹp, có người sửa đi sửa lại vẫn không xong. Bản thân đã trải qua nhiều phương pháp, cô mong muốn phụ nữ nên làm đẹp một cách thông minh không nên mù quáng chạy theo xu hướng. "Thẩm mỹ là con dao hai lưỡi, làm đúng làm đủ thì sẽ đẹp, làm sai thì tiền mất tật mang", cô gái nhắn nhủ.

Quy trình bác sĩ phẫu thuật sửa mũi

Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não Nhật Bản

Bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể mắc bệnh. Trên thế giới, tại những vùng viêm não Nhật Bản lưu hành, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ 5-9 tuổi.

Người lớn có nguy cơ bị lây nhiễm nếu chưa từng được tiêm ngừa, thường đi du lịch, hợp tác lao động hoặc công tác vào vùng bệnh viêm não Nhật Bản đang lưu hành. Bệnh nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời khả năng dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân chiếm khoảng 30%. Nếu may mắn giữ được tính mạng thì cũng có khoảng 1/3 mang nhiều di chứng nặng nề về thần kinh như liệt, chậm phát triển tâm thần, co giật, động kinh. Một số trường hợp có thể bị mất khả năng ngôn ngữ hoặc không nói được, mất trí nhớ, cử động bất thường ngoài ý muốn như run rẩy, uốn éo, gồng cứng người…

Trẻ thở máy điều trị viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Lê phương

Trẻ thở máy điều trị viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Lê Phương.

Theo bác sĩ Thạc, bệnh lây theo đường máu, do muỗi đốt hút máu động vật nhiễm virus rồi đốt người. Virus được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa virus. Năm 1938 các nhà khoa học người Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi có tên Culex Tritaeniorhynchus, sau đó xác định được vai trò vật chủ và ổ chứa chính của virus gây bệnh là loài lợn và chim.

Ở nước ta loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, xuất hiện nhiều vào những tháng mùa nóng, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và đốt người, thường vào thời điểm từ 18 đến 22h. Muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, mương.

Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

Ở trẻ lớn và người lớn dấu hiệu thường gặp bao gồm những triệu chứng:

- Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt cao 39-40 độ C, kèm đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó dẫn đến co giật, co cứng cơ và lú lẫn.

- Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là dấu hiệu ở não, màng não và rối loạn thần kinh thực vật. Dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là “cứng gáy” và dấu hiệu Kernig do bác sĩ khám và xác định. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều khuôn mặt như co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.

- Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề như nhiệt độ cơ thể dao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.

Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện hơn, thường dựa vào một số triệu chứng quan trọng là nôn ói nhiều, thóp phồng, khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bế hoặc làm thay đổi tư thế, gồng cứng người.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do virus. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải tất cả. Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu là điều trị triệu chứng ở người bệnh, phối hợp hỗ trợ và nâng đỡ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe.

Trẻ nhỏ cần được điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa có đủ phương tiện theo dõi và can thiệp kịp thời những biến chứng nguy hiểm, giúp khỏi nguy kịch và giảm đến mức thấp nhất di chứng nặng nề có thể xảy ra sau khi khỏi bệnh.

Việc phòng bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo gồm:

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nên dời chuồng gia súc xa nhà, xa nơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy.

- Ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

- Tiêm văcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất hiện nay. Việc tiêm chủng sẽ được áp dụng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn.

- Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất từ 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ ba năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Cô gái Sài Gòn xấu xí lột xác sau hai lần phẫu thuật thẩm mỹ hỏng

Cô gái 22 tuổi thường được mọi người gọi với cái tên dễ thương là Lily. 20 năm trời Lily sống trong mặc cảm bởi ngoại hình kém xinh của mình. Cô gái sở hữu gương mặt thô, không sắc nét. "Ai cũng nhận xét mình xấu xí, kém duyên. Có người còn bảo muốn có người yêu thì ráng đi sửa mặt", Lily chia sẻ.

Bị người khác nhận xét về ngoại hình, Lily buồn và tủi thân. Cô quyết định phải thay đổi bản thân và sửa mũi là việc đầu tiên muốn làm để thay đổi ngoại hình. "Tôi tìm hiểu kỹ các nơi phẫu thuật sửa mũi nhưng vì chưa có kinh nghiệm về thẩm mỹ lại ham giá rẻ nên lần đầu sửa mũi bị thất bại", Lily cho biết.

co-gai-sai-gon-xau-xi-lot-xac-sau-hai-lan-phau-thuat-thm-my-hong

Lily trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: L.N.

Cô gái càng chán nản hơn khi sau đó lại độn cằm hỏng. Chiếc cằm độn của cô trở lại trạng thái ban đầu sau 6 tháng can thiệp. "Lúc đầu chiếc cằm rất đẹp, một thời gian sau sụn co lại làm cằm ngắn như ban đầu, mặt cũng trở về trạng thái xấu xí trước kia", Lily chia sẻ.

Sau hai lần thẩm mỹ hỏng và sợ hãi với việc sử dụng thuốc tê khi phẫu thuật, cô gái quyết định không áp dụng "dao kéo" để làm đẹp nữa. Thay vào đó cô tìm hiểu phương pháp tiêm chất làm đầy (filler). Cô bắt đầu sửa chiếc cằm hỏng bằng tiêm filler. Bị bạn bè chê mặt "trái banh", Lily tiếp tục tiêm botox cho mặt thon gọn lại. "Hiện tại đã tiêm môi, tiêm cằm và không lạm dụng dao kéo để tránh rủi ro", Lily chia sẻ.

co-gai-sai-gon-xau-xi-lot-xac-sau-hai-lan-phau-thuat-thm-my-hong-1

Lily sửa mũi. Ảnh: L.N.

Lily cũng vô cùng mặc cảm với làn da ngăm đen. Để có làn da trắng trẻo như hiện tại, cô đã đi truyền trắng. Đến nay ngoại hình của Lily đã thay đổi hoàn toàn. Từ một cô gái da ngăm đen, kém sắc, có chút quê mùa, Lily đã lột xác như một hotgirl. "Từ ngày thẩm mỹ, bạn bè không nhận ra mình. Cuộc sống cũng thay đổi một cách rất bất ngờ. Mình nhận được nhiều lời hẹn hò, công việc cũng thuận lợi hơn", cô gái vui vẻ nói.

co-gai-sai-gon-xau-xi-lot-xac-sau-hai-lan-phau-thuat-thm-my-hong-2

Lily cho biết, để được vẻ ngoài như hiện tại không phải là dễ dàng mà phải trải qua nhiều đau đớn và khó khăn. Cô gái cũng lo ngại phương pháp tiêm filler buộc phải tiêm duy trì, không tiêm một lần mà được kết quả mãi mãi.

Lily quan niệm "thẩm mỹ là hên xui", có người chỉ làm một lần là đẹp, có người sửa đi sửa lại vẫn không xong. Bản thân đã trải qua nhiều phương pháp, cô mong muốn phụ nữ nên làm đẹp một cách thông minh không nên mù quáng chạy theo xu hướng. "Thẩm mỹ là con dao hai lưỡi, làm đúng làm đủ thì sẽ đẹp, làm sai thì tiền mất tật mang", cô gái nhắn nhủ.

Quy trình bác sĩ phẫu thuật sửa mũi

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Tử vong trong khi phẫu thuật làm tăng kích thước dương vật

Người đàn ông này thực hiện phẫu thuật tăng kích thước "cậu nhỏ" bằng phương pháp tiêm mỡ tự thân. Nam bệnh nhân được các bác sĩ tại phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân ở Stockholm hút chất béo ở bụng để tiêm vào dương vật.

Cuộc phẫu thuật gần hoàn thành thì bệnh nhân có biểu hiện tim đập nhanh, huyết áp tụt. Nửa tiếng sau bệnh nhân bị trụy tim. Dù các bác sĩ dùng các phương pháp cấp cứu tích cực nhưng bệnh nhân đã tử vong hai tiếng sau.

tu-vong-trong-khi-phau-thuat-lam-tang-kich-thuoc-duong-vat

Ảnh: Istock.

Nguyên nhân gây tử vong được xác định là do mỡ bám vào tĩnh mạch và đi đến phổi, dẫn đến tắc nghẽn phổi, gây vỡ mạch máu. "Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về một cuộc phẫu thuật có vẻ đơn giản, an toàn như tăng kích thước dương vật bằng cách chuyển mỡ tự thân lại gây tử vong đột ngột với một thanh niên trẻ khỏe mạnh," tạp chí Khoa học pháp y báo cáo về trường hợp này cho biết.

Vấn đề của nam bệnh nhân này là muốn đồng thời tăng chu vi và làm dài dương vật cùng lúc. Vì vậy, một lượng mỡ làm tăng kích thước đã rò rỉ vào trong tĩnh mạch gây tai biến.

Theo Menshealth, người đàn ông này là một trong 84.000 người trên toàn thế giới có nhu cầu tăng kích thước dương vật mỗi năm. Bác sĩ tiết niệu Tobias Kohler thuộc phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota, cho biết phẫu thuật này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. "Đây là loại phẫu thuật hoàn toàn vô dụng, không đem lại kết quả nào mà có thể gây ra nhiều hậu quả khủng khiếp như biến dạng dương vật, rối loạn cương dương vĩnh viễn…", bác sĩ Kohler nói.

Nguy cơ lây bệnh từ việc thổi nến bánh sinh nhật

Thổi nến trên bánh để ăn mừng sinh nhật là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, hành động này lại có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh.

nguy-co-lay-benh-tu-nen-banh-sinh-nhat

Ảnh: NYP.

"Vài người thổi nến mà không truyền đi vi khuẩn nhưng số khác thì có thể phát tán rất nhiều mầm bệnh", giáo sư Paul Dawson từ Đại học Đại học Clemson (Mỹ) nói với The Atlantic. Trong thử nghiệm của ông, hành động thổi nến có thể khiến lớp kem của chiếc bánh nhiễm vi khuẩn gấp từ 14 đến 120 lần.

Tất nhiên, nguy cơ trên không quá đáng lo bởi hầu hết vi khuẩn trong miệng không gây hại sức khỏe. "Đối với tôi, rủi ro mắc bệnh do bánh sinh nhật là rất nhỏ", giáo sư Dawson nhận định. Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn nên lưu ý và tốt nhất không nên ăn bánh nếu người thổi nến là người lạ hoặc có dấu hiệu bị ốm.

10 người ngộ độc sau khi ăn lẩu cá

Sáng 31/7, đại diện Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa cho biết, 10 người nhập viện trong tình trạng buồn nôn, tê bì chân tay, chóng mặt, đau bụng, do ngộ độc thực phẩm. Trong đó, ba người nặng nhất bị tím tái, khó thở, trương lượng cơ yếu, phải thở máy.

Bệnh nhân bị ngộ độc do ăn lẩu cá đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Xuân Ngọc

Bệnh nhân bị ngộ độc do ăn lẩu cá đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Xuân Ngọc

Một trong những người bị ngộ độc, bà Nguyễn Thị Hoa 58 tuổi cho hay, đã mua cá hồng về nấu lẩu cho cả nhà ăn vào trưa hôm trước. Vài giờ sau mọi người bắt đầu đau bụng, buồn nôn, mỏi chân tay, vào viện cấp cứu. "Chúng tôi vẫn thường ăn loại cá này, mua ở chợ, chỉ lần này bị ngộ độc", bà Hoa nói.

Các bệnh nhân được bác sĩ cho dùng kháng sinh, truyền nước và đặt nội khí quản..., hiện đã qua cơn nguy kịch nhưng phải ở lại bệnh viện để theo dõi.

Bác sĩ xác định các bệnh nhân đều bị ngộ độc do nhiễm độc chất Tetrodotoxin có trong cá hồng. Đây là chất độc không protein, tan trong nước và không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay làm khô...

Xuân Ngọc

5 động tác cho vòng 3 phái đẹp hoàn hảo

Thứ hai, 31/7/2017 | 11:27 GMT+7

Thứ hai, 31/7/2017 | 11:27 GMT+7

Squat, tập tư thế cây cầu, đá chân ra sau giúp săn chắc vùng cơ mông, giảm mỡ thừa hiệu quả, theo Health For All Women.

Hội An  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Một tô hủ tiếu giò heo chứa lượng calo gần bằng 4 chén cơm

mot-to-hu-tieu-gio-heo-nhieu-calo-hon-3-chen-com

Ảnh minh họa: News.

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, hiện nay nhiều người sợ tinh bột nên kiêng ăn cơm nhưng lại thay bằng các món nước, phổ biến nhất là hủ tiếu. Trên thực tế món ăn này chứa lượng calo cao gần gấp 3,2 lần so với một chén cơm trắng (200 kcal), gấp gần 2,2 lần so với một chén cơm có thức ăn (300 kcal). Cụ thể, các thành phần cơ bản trong một tô hủ tiếu giò heo cỡ vừa gồm:

- Sợi hủ tiếu luộc: 130 g.
- Thịt giò heo bỏ xương: 40 g.
- Thịt nạc băm: 20 g.
- Dầu ăn: 5 g.
- Đường: 3 g. 
- Giá đậu xanh: 50 g.
- Hẹ lá: 10 g.
- Rau xà lách: 20 g.
- Hành lá, hành hoa: 5 g.

Dựa vào công thức phân tích thành phần thực phẩm, ta có thể tính được tổng năng lượng của một tô hủ tiếu giò heo cỡ vừa là 637 kcal. Cụ thể như sau:

mot-to-hu-tieu-gio-heo-chua-luong-calo-gan-bang-4-chen-com-1

Bảng phân tích trọng lượng và năng lực các thành phần trong một tô hủ tiếu giò heo.

Đi tiểu 5-7 lần mỗi đêm kèm tinh dịch vàng là bệnh gì?

di-tieu-5-7-lan-moi-dem-kem-tinh-dich-vang-la-benh-gi

Ảnh minh họa: Menshealth.

Trả lời:

Chào bạn,

Triệu chứng tiểu nhiều lần bạn kể có thể là một bệnh cảnh của hội chứng kích thích đường tiểu dưới. Trong hội chứng kích thích đường tiểu dưới thì nguyên nhân quan trọng nhất là viêm đường tiết niệu dưới như viêm bàng quang, niệu đạo. Viêm đường tiết niệu dưới thường biểu hiện với những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau ở vùng xương mu, đau dọc đường tiểu, nước tiểu có thể lẫn mủ hay máu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu dưới, thường gặp nhất là nhiễm khuẩn thông thường hoặc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, những tác nhân khác như sỏi trong đường tiểu dưới, hẹp niệu đạo… cũng gây viêm đường tiết niệu dưới. Nhằm xác định chính xác nguyên nhân, cần có một số xét nghiệm đánh giá như thử nước tiểu, phết dịch tìm vi trùng, siêu âm đánh giá...

Tình trạng tinh dịch màu vàng cũng có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại nhất là tình trạng viêm nhiễm trong hệ thống sinh dục sản xuất, chứa đựng và đường phóng xuất của tinh dịch. Để biết chắc chắn tình trạng tinh dịch, cần phải làm xét nghiệm tinh dịch đồ mới đánh giá chính xác được.

Do bạn không nói rõ là bao nhiêu tuổi, tiền sử tình dục và các triệu chứng trên bắt đầu xuất hiện từ bao giờ nên bác sĩ chưa thể đưa ra nhận định cụ thể hơn. Về cơ bản, 2 triệu chứng của bạn có thể liên quan với nhau, song việc chẩn đoán sức khỏe nam giới cần có góc nhìn tổng quát phối hợp các triệu chứng bệnh lý. Do đó, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên về Nam khoa để được tư vấn, thăm khám và xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

Thân ái.

Thạc sĩ Trà Anh Duy

Khuôn mặt đẹp trai nhất thế giới theo tỷ lệ vàng

Hàng nghìn năm qua, tỷ lệ vàng biểu thị dưới dạng con số phi của người Hy Lạp là chuẩn mực cái đẹp. Dựa trên tỷ lệ này, giới khoa học đã xác định những khuôn mặt đẹp trai nhất thế giới với vị trí dẫn đầu thuộc về nam diễn viên George Clooney. Xếp sau ngôi sao 56 tuổi lần lượt là các đồng nghiệp Bradley Cooper và Brad Pitt. Cựu danh thủ David Beckham đứng vị trí thứ năm.

khuon-mat-dep-trai-nhat-the-gioi-theo-ty-le-vang

Nam diễn viên George Clooney sở hữu khuôn mặt đẹp nhất thế giới. Ảnh: WP.

10 người đàn ông đẹp trai nhất thế giới theo tỷ lệ vàng

"George Clooney được tôn vinh là người đàn ông đẹp nhất thế giới nhiều thập kỷ. Giờ đây, điều này đã được khoa học chứng minh", bác sĩ Julian De Silva, điều hành Trung tâm Phẫu thuật Mặt và Thẩm mỹ ở London nhận xét. Theo Indy100, xem xét 12 yếu tố như khoảng cách từ mũi đến môi và từ má đến mắt trên máy tính, khuôn mặt của Clooney gần sát tỷ lệ vàng nhất với 91,86% trùng khớp. 

Trên thực tế, tỷ lệ vàng được áp dụng cho tất cả mọi thứ trong đời sống phương Tây với quan niệm càng gần tỷ lệ vàng thì càng đẹp. Danh họa Leonardo Da Vinci cũng sử dụng con số này để xây dựng nên cơ thể nam giới hoàn hảo trong tác phẩm nổi tiếng Người Vitruvius.

Xem thêm: Chuẩn đẹp đàn ông thay đổi như thế nào sau 150 năm

Phương pháp mổ tật khúc xạ mới cho người cận trên 10 độ

n Anh (Hà Nội) mới đây đi khám mắt, bác sĩ kết luận cận 12 điốp kèm loạn 4 điốp, giác mạc mỏng. Nếu đeo kính và ngồi bàn đầu, cô sinh viên 22 tuổi có thể nhìn thấy nét chữ trên bảng phấn. Song tháo kính ra, thế giới trước mặt mờ ảo đến nỗi Vân Anh không nhìn rõ mặt những ai đứng cách một bước chân. Muốn giảm độ cận, nhưng cô không thể áp dụng các phương pháp phổ biến hiện nay.

Nhiều người cận loạn trên 10 độ nghĩ rằng, cả đời phải chung sống với cặp kính dày cộp. Song theo bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Tiến Hùng - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản (JIEH), hoàn toàn có thể mổ bằng Phakic. Kỹ thuật dành cho người 18-35 tuổi, có tổng độ cận và loạn trên 10, không giới hạn mức tối đa.

Suốt 30 năm hành nghề, ông từng có 12 năm mổ tật khúc xạ cho 6.000 mắt bằng laser (Lasik, Femto, ReLEx SMILE), 9.000 mắt với Phaco, gần 1.000 mắt cận loạn cao bằng Phakic. Có trường hợp bệnh nhân cận loạn 25 độ vẫn được ông mổ chữa tật khúc xạ.

nguoi-can-loan-20-do-co-the-mo-thao-kinh

Bác sĩ Bùi Tiến Hùng khám mắt cho bệnh nhân cận loạn cao.

Người cận loạn cao không chỉ gặp bất tiện trong sinh hoạt, mà còn có nguy cơ bong võng mạc, gây mù lòa. Là thành viên tích cực của Tổ chức phi chính phủ về phòng chống mù loà khu vực châu Á (APBA), bác sĩ Hùng thường khuyên bệnh nhân sớm chữa độ cận loạn cao. Phakic là lựa chọn dành cho người cận loạn trên 10 độ; hoặc cận loạn chưa đến 10 độ nhưng giác mạc mỏng dưới 500µm.

Phakic còn gọi là kính nội nhãn điều trị cận thị cao của hãng vật tư y tế STAAR (Mỹ), được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành vào năm 2004. Đến nay, phương pháp đã trải qua nhiều lần cải tiến để tăng mức độ an toàn. Hiện hơn một triệu người trên toàn thế giới đã phẫu thuật mắt bằng Phakic.

nguoi-can-loan-20-do-co-the-mo-thao-kinh-1

Mỗi ca phẫu thuật Phakic kéo dài khoảng 6-8 phút, chi phí khoảng 75 triệu đồng.

Tại JIEH, kỹ thuật Phakic được đưa vào ứng dụng từ năm 2014. Thấu kính có thời hạn sử dụng bằng với tuổi thọ đôi mắt. Bệnh nhân không cần tạo vạt, không bào mòn làm mỏng giác mạc, giảm biến chứng khô mắt. Thấu kính có ưu điểm không bị cơ thể đào thải, dễ cấy ghép cũng như tháo bỏ khi bệnh nhân về già bị lão thị, gặp tai nạn chấn thương mắt...

Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ 2,75mm và mịn trên giác mạc. Sau đó chèn thấu kính nội nhãn vào phía sau mống mắt, hoặc trước mống mắt người bệnh. Loại kính này làm từ vật liệu tổng hợp, được chế tạo phù hợp với tình trạng đôi mắt và cơ địa của mỗi bệnh nhân thông qua phần mềm tính toán, nhằm giảm biến chứng tăng nhãn áp. Mỗi ca phẫu thuật kéo dài khoảng 6-8 phút. 

Bác sĩ Hùng cho biết, bệnh nhân sau cấy ghép cảm thấy thoải mái. Nhãn áp sau mổ ổn định, thị lực đạt được tầm nhìn rõ nét, tỷ lệ tái cận thấp. Người bệnh có thể hoạt động bình thường ngay song cần kiêng nước, gội đầu, bơi lội... trong vài ngày sau mổ. 

An San

Huyền thoại y học Nhật Bản: 'Muốn sống lâu hãy nghỉ hưu sau tuổi 65'

Tiến sĩ Shigeaki Hinohara là người xây dựng nền móng cho nền y học Nhật Bản. Nhờ công sức của ông, xứ sở hoa anh đào vươn lên đứng đầu thế giới về tuổi thọ. 

huyen-thoai-y-hoc-nhat-ban-muon-song-lau-hay-nghi-huu-sau-tuoi-65

Tiến sĩ Shigeaki Hinohara qua đời ở tuổi 105. Ảnh: Reuters.

Trả lời phỏng vấn Japan Times trước khi qua đời hôm 18/7, tiến sĩ Hinohara tiết lộ một trong những bí quyết sống lâu là không nghỉ hưu hoặc nếu có, hãy nghỉ hưu sau tuổi 65. Ông lập luận tuổi thọ trung bình càng tăng, con người càng nên nghỉ hưu muộn và trên thực tế, tiến sĩ Hinohara vẫn làm việc cho tới vài tháng trước khi qua đời ở tuổi 105. Mỗi ngày, ông có thể dành 18 giờ điều trị cho bệnh nhân.

"Thầy Hinohara tin rằng sống là để cống hiến. Với động lực phi thường, ông ấy dậy sớm mỗi ngày và làm những điều tuyệt vời giúp đỡ người khác", bà Judit Kawaguchi, học trò của tiến sĩ Hinohara chia sẻ với BBC. "Đó chính là thứ giúp thầy sống khỏe. Ông luôn đặt ra mục tiêu cho hôm nay, ngày mai và 5 năm tới". 

Ngoài nghỉ hưu muộn, tiến sĩ Hinohara còn đưa ra các lời khuyên sau:

Ngừng lo lắng về bữa ăn, giấc ngủ

"Khi còn nhỏ, chúng ta luôn vui vẻ và không để ý nhiều đến ăn, ngủ", tiến sĩ Hinohara nói. "Tôi tin người lớn cũng nên giữ thái độ đó. Tốt nhất là không trói buộc cơ thể vào quá nhiều quy tắc".

Tránh tăng cân

Để duy trì cân nặng ổn định, tiến sĩ Hinohara uống một tách cà phê, một cốc sữa, một chút nước cam bỏ một thìa dầu ô liu vào bữa sáng. Ông giải thích dầu ô liu rất tốt cho mạch máu và làn da.

Bữa trưa của tiến sĩ Hinohara thường gồm sữa, bánh quy. Ông chia sẻ ít khi thấy đói vì quá tập trung vào công việc.

Buổi tối, huyền thoại ngành y Nhật Bản dùng cơm với rau, cá. Vị tiến sĩ chỉ ăn thịt nạc 2 lần mỗi tuần, mỗi lần 100 g.

Không mù quáng nghe mọi lời của bác sĩ

"Nếu một bác sĩ khuyến nghị bạn phẫu thuật, hãy hỏi xem liệu ông ấy có đưa ra giải pháp này cho gia đình mình không", tiến sĩ Hinohara khuyên. Ông khẳng định trái với niềm tin đại chúng, bác sĩ không thể chữa khỏi cho tất cả mọi người. Vì vậy, đừng tiến hành những ca phẫu thuật không cần thiết để rồi chịu đau đớn mà hãy tìm đến liệu pháp âm nhạc hoặc động vật. 

Vui vẻ để quên đi đau đớn

Đối với tiến sĩ Hinohara, cách tốt nhất để quên đi cơn đau là niềm vui. "Một đứa trẻ sâu răng sẽ không còn đau nữa nếu được chơi đùa", ông cho biết. Tiến sĩ Hinohara nhận định mọi bệnh viện cần đảm bảo tinh thần thoải mái cho bệnh nhân bằng cách cung cấp các lớp trị liệu âm nhạc, trị liệu động vật và dạy nghệ thuật.

Luôn đi thang bộ và tự cầm đồ

Dù lớn tuổi, tiến sĩ Hinohara vẫn không ngần ngại đi thang bộ. "Tôi đi từng 2 bậc một để cơ bắp được di chuyển", ông tiết lộ. 

Khó mà tin được đây là nhan sắc của HH đền Hùng Giáng My

Tại một sự kiện tại TP.HCM vừa qua, HH đền Hùng Giáng My đã khiến nhiều người phải trầm trồ, ngưỡng mộ với nhan sắc trẻ trung vượt thời gian.

Hoa hậu đắt show đi sự kiện dù không còn hoạt động nghệ thuật nhiều. Hiện cô là nữ doanh nhân thành đạt, tài sắc vẹn toàn.

Giáng My gây chú ý khi diện áo ren xuyên thấu, ít ai nghĩ là cô đã bước vào tuổi 46.

Vóc dáng thon thả, đường cong gợi cảm và làn da mịn màng không tỳ vết của cô khiến nhiều "đàn em" tuổi đôi mươi cũng phải ghen tỵ.

Giáng My chia sẻ, cô luôn ý thức chăm chút ngoại hình để giữ gìn vẻ thanh xuân.

Hoa hậu hội ngộ diễn viên Diễm My trong sự kiện này.

Với khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát, Giáng My trò chuyện thoải mái cùng các vị khách trong và ngoài nước.

Xem thêm:

>> ĐD Đặng Thái Huyền: Có những nỗi sợ khủng khiếp hơn cả ma quỷ

Lạc Thành

5 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng bạn cần đi khám ngay

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại 2 miền Nam, Bắc; đặc biệt tại TP Hà Nội số ca mắc tăng gấp 6-7 lần. Các bệnh viện quá tải, chỉ những trường hợp nặng, có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mới được nhập viện theo dõi. Đa phần bệnh nhân được cho điều trị ngoại trú và tái khám theo hẹn.

Bệnh thường diễn biến 7-10 ngày. 4 ngày đầu người bệnh sốt rất cao 39-40 độ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức hố mắt, đau đầu. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.

5-dau-hieu-sot-xuat-huyet-tro-nang-ban-can-di-kham-ngay

Bệnh sốt xuất huyết thường có diễn biến nguy hiểm từ ngày thứ 4. Ảnh: N.P.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tiến sĩ Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, nếu sốt cao thì hạ sốt bằng paracetamol (tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ); không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Nếu nhiệt độ vẫn không hạ thì có thể nằm phòng điều hòa, nhiệt độ 27-28oC.

Cần chú ý bù nước, tốt nhất là uống oresol; nếu không thì nước hoa quả, nước dừa, nước rau..., thậm chí nước lọc cũng rất tốt. Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ nhỏ bệnh, cha mẹ nên nghỉ làm ở nhà theo dõi sức khỏe con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh trở nặng.

Dưới đây bác sĩ chỉ ra 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng người bệnh cần lưu ý:

- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.

- Nôn tăng.

- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.

- Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.

- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: Chân răng, máu cam...

Tại bệnh viện bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm để xác định người bệnh nặng. Tiến sĩ Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát của điều dưỡng tránh nguy cơ gây sốc.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt. Khi bị sốt, uống thuốc hạ sốt không hạ, ở trong vùng có dịch, người dân nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính... nên đi khám sớm vì bệnh có thể chuyển biến nặng ngay trong những ngày đầu.

Một lần xét nghiệm máu phát hiện 13 loại ung thư

Theo Foxweekly, các chuyên gia người Nhật Bản vừa làm nên một bước đột phá trong điều trị ung thư. Cụ thể, các chuyên gia từ Trung tâm Ung thư quốc gia tại Tokyo đã phát triển thành công một phương pháp thử máu, cho phép phát hiện được đến 13 loại ung thư khác nhau.

13 loại ung thư bao gồm: Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư tuyến mật, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, u xương và mô mềm, u não thế glioma.

Các chuyên gia cho biết, phương pháp có thể dự đoán chính xác khi thử nghiệm trên 40.000 mẫu máu đông lạnh của các bệnh nhân ung thư. Họ cũng có thể chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu, với độ chính xác 96%. Ung thư vú được chẩn đoán thành công với độ chính xác 97%.

Phương pháp này sử dụng microRNA (miRNA), là một chất được bài tiết từ tế bào vào máu và kiểm soát các chuyển động của gen. Các phân tử vi ARN không mã hóa, còn gọi là miARN để tìm kiếm tế bào ung thư trong mạch máu. Các loại miRNA sẽ phân biệt giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng không phân hủy trong một khoảng thời gian nhất định.

Người đứng đầu nghiên cứu, ông Takahiro Ochiya cho biết: "Bệnh nhân sẽ không cần phải làm nhiều xét nghiệm mà vẫn có thể xác định các giai đoạn và đặc điểm ung thư".

Hiện tại, chưa có bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào có thể xác định được nhiều loại ung thư một lúc. Vậy nên, có thể nói phương pháp thử máu này sẽ trở thành một bước đột phá trong ngành y học.

Phương pháp này chưa được xét nghiệm lâm sàng chi tiết. Các chuyên gia đang xin cấp phép từ chính phủ để tiếp tục thực hiện lâm sàng. Nếu chính quyền trung ương cho phép, nó sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và hỗ trợ điều trị y tế toàn diện.

Đi vệ sinh phân thế nào là tốt nhất

Chủ nhật, 30/7/2017 | 22:37 GMT+7

Chủ nhật, 30/7/2017 | 22:37 GMT+7

Phân tốt nhất nên có màu nâu sẫm hoặc chocolate sữa, phân màu đen có thể do bạn duy trì chế độ ăn giàu sắt, theo Men's Health.

Hội An  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Trẻ không tiêm văcxin viêm gan B, lớn có nguy cơ bị xơ gan

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, viêm gan virus là một trong những bệnh được mệnh danh kẻ giết người thầm lặng, gây ra cái chết của hàng triệu người trên thế giới. Tại Việt Nam, đây cũng là vấn đề y tế công cộng lớn. Ước tính nước ta có khoảng 8,7 triệu người bị viêm gan B và một triệu người bị viêm gan C, gấp gần 40 lần số người nhiễm HIV.

Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B dao động 6-20% tùy từng vùng, đặc biệt cao ở vùng sâu vùng xa khó khăn. Tương tự, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C dao động 0,4-4%; ở những nhóm nguy cơ cao như: nghiện chính ma túy, tình dục đồng giới có thể lên tới 60%. Vì thế, gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam rất lớn, hàng năm có hàng nghìn người tử vong do 2 bệnh này.

tre-khong-tiem-vacxin-viem-gan-b-lon-co-nguy-co-bi-xo-gan

Trẻ được tiêm văcxin viêm gan B mũi sơ sinh. Ảnh: N.P. 

Trong khi đó, bệnh viêm gan virus B hoàn toàn có thể dự phòng được với hiệu quả cao bằng việc tiêm phòng văcxin. Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 1,6 triệu phụ nữ mang thai, 10% số này bị viêm gan B (có HBsAg dương tính). Các chuyên gia ước tính nếu không được tiêm chủng, hơn 60.000 trẻ chào đời sẽ bị bệnh viêm gan mãn tính - chiếm khoảng 38% số trẻ. Trong số này 25% sẽ có khả năng bị xơ gan, ung thư gan. Đây là con số rất đáng báo động.

Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp nhưng do bố mẹ lo ngại tai biến cho con nên tỷ lệ tiêm văcxin viêm gan B mũi sơ sinh không được như mong đợi. Vùng cao nhất chỉ đạt 65%, trung bình cả nước là 60% trong khi yêu cầu phải đạt 70%. Tỷ lệ rất lớn trẻ không được tiêm phòng trong vòng 24 giờ đầu, thứ trưởng Long cho biết.

Trong khi đó nếu được tiêm dự phòng trong vòng 24 giờ đầu thì 90% trẻ sinh ra sẽ không bị viêm gan virus B, nếu tiêm trong vòng 7 ngày hiệu quả này chỉ còn 50%.

Bên cạnh đó, 90% người mang virus viêm gan B không biết mình bị nhiễm, 80% không biết viêm gan C. Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh, bệnh viêm gan virus B hoàn toàn có thể phòng ngừa chủ động bằng văcxin và có thuốc điều trị làm chậm quá trình tiến triển đến xơ gan, giảm tỷ lệ mắc ung thư gan và cải thiện tỷ lệ sống sót lâu dài. Trong khi đó, viêm gan C dù chưa có văcxin dự phòng nhưng việc điều trị đã có những tiến bộ vượt bậc, trên 90% người mắc viêm gan virus C được điều trị khỏi trong vòng 3-6 tháng. Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp cận với các thuốc mới này vẫn còn khó khăn đối với rất nhiều người bệnh mắc viêm gan C do chi phí điều trị cao.

Nhân ngày Viêm Gan thế giới, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân Việt Nam hãy bảo vệ mình và gia đình khỏi căn bệnh viêm gan virus, đảm bảo thế hệ con cháu không bị viêm gan B bằng việc đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan B đầy đủ, đúng lịch. Bên cạnh đó, cần chủ động xét nghiệm kiểm tra viêm gan virus để được điều trị sớm. Các thầy thuốc bảo đảm người bệnh được cung cấp dịch vụ an toàn; tránh lây nhiễm trong quá trình khám chữa bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo "Loại trừ viêm gan: hãy phòng lây nhiễm; xét nghiệm; tiêm an toàn và hãy điều trị".

10 năm Việt Nam tăng 200% người bệnh tiểu đường

Giáo sư Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết bệnh đái tháo đường tăng nhanh trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ đái tháo đường toàn cầu có thể tăng 54% trong vòng 20 năm từ 2010 đến 2030.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc đái tháo đường hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 5,4% dân số với 5 triệu bệnh nhân. Tỷ lệ này tăng gấp đôi so với đầu những năm 2000. Số người mắc năm 2015 của Bình Dương là 13%, TP HCM 12%, mức báo động trên toàn thế giới.

Theo giáo sư Quang, điều đáng lo ngại là tỷ lệ người bệnh chưa chẩn đoán còn rất cao, chiếm khoảng 50%. Trong số 50% người được chẩn đoán và điều trị thì hơn một nửa có các biến chứng nặng về tim mạch, thận, tổn thương mắt, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến đoạn chi... Bệnh tiến triển âm thầm, nhiều người khi đến khám lần đầu khi đã xuất hiện các biến chứng.

Ảnh: eyeradio

Ảnh: eyeradio

Phát hiện sớm có thể ngăn chặn, làm giảm biến chứng. Hiện các xét nghiệm đường máu và lipid máu có thể giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn tiền đái tháo đường để có hướng can thiệp kịp thời, thay đổi lối sống, tránh chuyển sang đái tháo đường. Độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ, ở độ tuổi khoảng 30. Có những bệnh nhân phát hiện đái tháo đường type 2 từ lúc 8-9 tuổi.

Phó giáo sư Nguyễn Thy Khê, nguyên Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết yếu tố nguy cơ cao gây bệnh đái tháo đường là người béo phì thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang... Cần áp dụng lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress...

Ngày 29/7, hơn 600 bác sĩ Việt Nam bước vào chương trình đào tạo chuyên sâu ISTEP-D năm 2017-2018 do Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam tổ chức. Khóa đào tạo với sự hướng dẫn các chuyên gia đầu ngành trong nước cũng như thế giới, giúp cải thiện tình hình chẩn đoán, điều trị, xây dựng các phác đồ điều trị nội trú và củng cố chất lượng điều trị ngoại trú, quản lý tăng đường huyết nội viện và ngoại viện.

Các loại cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí

Chủ nhật, 30/7/2017 | 13:00 GMT+7

Chủ nhật, 30/7/2017 | 13:00 GMT+7

Cây lưỡi cọp, dừa cảnh, kim ngân trồng ở nhà giúp loại trừ bụi bẩn trong không khí, chuyển đổi khí CO2 thành oxy vào đêm, theo Ted.

Hội An  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Cơ thể bạn hoạt động thế nào trong 24 giờ

Chủ nhật, 30/7/2017 | 09:07 GMT+7

Chủ nhật, 30/7/2017 | 09:07 GMT+7

6h45 là thời điểm huyết áp tăng mạnh nhất, nồng độ testosterol cao nhất vào 9h còn nhiệt độ cơ thể cao nhất lúc 19h, theo Curejoy.

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Bài tập gym giúp Britney Spears tạm biệt thân hình sồ sề

Chủ nhật, 30/7/2017 | 08:21 GMT+7

Chủ nhật, 30/7/2017 | 08:21 GMT+7

Nữ ca sĩ chia sẻ các bài tập gym với tạ tay và yoga để giảm cân, săn chắc cơ thể và nâng cao sức khỏe, theo Women's Health.

Hội An  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Hội chứng tóc đổi màu mang tên người phụ nữ đẹp nhất châu Âu

Tháng 6/1791, Marie Antoinette 35 tuổi trở về Paris sau cuộc chạy trốn bất thành đến Varennes. Khi tháo mũ, người phụ nữ được mệnh danh đẹp nhất châu Âu khiến các nô tì kinh hãi bởi mái tóc hôm trước còn vàng óng nay đã bạc trắng như bà lão 70 tuổi.

Nhiều nhà sử học nhận định Marie Antoinette chỉ đơn giản hết thuốc nhuộm, song Henriette Campan, hầu cận của hoàng hậu mất ngôi khẳng định nỗi đau đã nhuộm trắng tóc chủ nhân. Trở thành biểu tượng của Cách mạng Pháp, sự thay đổi diện mạo đột ngột của Marie Antoinette để lại ấn tượng mạnh mẽ đến nỗi tên bà được đặt cho chứng bệnh lạ kỳ khiến tóc mất màu.

hoi-chung-toc-doi-mau-mang-ten-nguoi-phu-nu-dep-nhat-chau-au

Hoàng hậu Marie Antoinette. Tranh: Vigée-Lebrun.

Theo Atlantic, hội chứng Marie Antoinette hay canities subita ám chỉ tình trạng tóc bạc trắng chỉ sau một đêm do cú sốc, mất mát lớn hoặc tình huống đe dọa tính mạng. Nghiên cứu năm 2013 của tạp chí Journal of Trichology chỉ ra từ những năm 1800 đến thời hiện đại, đã có 84 trường hợp "bạc tóc một cách nhanh chóng". Trong số này, 14 ca được các bác sĩ tận mắt chứng kiến.

Trước hoàng hậu nước Pháp, Nữ hoàng Scotland Mary cũng bị bạc tóc trước khi lên máy chém năm 1587 ở tuổi 44. Cầm đầu chiếc đầu của nữ hoàng lên trước đám đông, đao phủ làm tuột chiếc khăn trùm đầu của bà để lộ phần tóc trắng. Nhà quý tộc Pháp Pierre de Bourdeille mô tả: "Không phải tuổi già mà chính những tai họa, nỗi đau đặc biệt trong thời gian bị giam cầm đã khiến bà ấy ra nông nỗi này". 

hoi-chung-toc-doi-mau-mang-ten-nguoi-phu-nu-dep-nhat-chau-au-1

Bức tượng tái hiện phần đầu Nữ hoàng Mary xứ Scotland lúc qua đời với lông mày, lông mi bạc trắng. Ảnh: Pinterest.

Thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhiều tài liệu cho thấy các nạn nhân sống sót từ những vụ ném bom thường bị bạc đầu. Năm 1957, một người đàn ông 63 tuổi cũng rơi vào tình trạng tương tự sau vài tuần ngã cầu thang. Năm 1982, gặp sự cố động cơ lúc lái máy bay từ Kuala Lumpur tới Perth, mái tóc cơ trưởng Eric Moody hoàn toàn ngả xám trong vòng một năm.

hoi-chung-toc-doi-mau-mang-ten-nguoi-phu-nu-dep-nhat-chau-au-2

Một bệnh nhân bị canities subita khiến tóc bạc trong 6 tháng. Ảnh: Jama Network.

Đến nay, giới khoa học chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tóc bạc trắng đột ngột. Theo BBC, cách lý giải phù hợp nhất là stress kích thích hệ miễn dịch, làm rụng đi phần tóc có sắc tố và để lại những sợi bạc. Một khả năng khác được đưa ra là căng thẳng tấn công trực tiếp vào hệ thống sản xuất sắc tố khiến tóc có màu không mọc ra nữa. Năm 2011, sau khi thử nghiệm trên chuột, công trình do Robert Lefkowitz dẫn đầu kết luận stress mạn tính làm hỏng AND dẫn tới bạc tóc. 

Trên thực tế, việc nghiên cứu hội chứng Marie Antoinette vô cùng khó khăn bởi những tình huống đe dọa, gây sốc không chỉ hiếm mà còn không thể dự đoán. Dù rất nhiều giả thuyết đã xuất hiện, hội chứng Marie Antoinette cuối cùng vẫn là câu đố đối với nhân loại.

Video cô gái ăn bữa sáng 10.000 calo khiến nhiều người kinh ngạc

Chủ nhật, 30/7/2017 | 00:03 GMT+7

Chủ nhật, 30/7/2017 | 00:03 GMT+7

Người mẫu Nela Zisser (New Zealand) nấu bữa sáng kiểu Anh trong 42 phút với 20 quả trứng, một kg thịt xông khói, xúc xích, nấm, chua... chứa 10.000 calo. 

Lê Nga  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Phun thuốc chặn sốt xuất huyết lây lan ở ổ dịch Hà Nội

Hà Nội có trên 7.500 ca sốt xuất huyết, quận Đống Đa là nơi có nhiều ca bệnh nhất (hơn 2.000 ca). Để đảm bảo công tác phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch đang lan rộng, Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với các phường khoanh vùng dịch và vùng nguy cơ lây nhiễm để đạt hiệu quả cao nhất.

"Trung tâm đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch như tổ chức vệ sinh môi trường, hướng dẫn hộ gia đình kiểm tra kiểm soát xử lý, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành để ngăn tình trạng muỗi đốt người. Ngoài ra tăng cường giám sát người bị sốt xuất huyết, giám sát côn trùng, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho công tác phòng chống dịch", ông Hà Tấn Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng và Côn trùng thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội nói.

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Lý do nha sĩ khuyên bạn thay bàn chải sau 3 tháng

Nha sĩ thường khuyên thay bàn chải mỗi 3 tháng, song nhiều người có thói quen dùng đến khi bàn chải cùn hoặc tòe ra cho đỡ tiếc. Nghiên cứu tháng 8/2016 của Nielsen Retail Audit Vietnam cũng cho thấy, trung bình mỗi người Việt chỉ thay bàn chải một lần trong suốt năm.

ly-do-nha-si-khuyen-ban-thay-ban-chai-sau-3-thang

Bàn chải sau 3 tháng có thể còn mới, nhưng chứa đầy vi khuẩn.

Theo nghiên cứu của Bioteca (Hàn Quốc), sau 3 tháng, bàn chải đánh răng trở thành ổ chứa của 4 triệu vi khuẩn, bao gồm cả con E-coli trong phân người. Mỗi lần giật xả bồn cầu, những phân tử nước li ti không nhìn thấy sẽ bắn ra ngoài, mang theo vi khuẩn cơ thể vừa thải ra, bám vào lông bàn chải ở gần đó.

Tiến sĩ Curatola thuộc khoa nha Rejuvenation (Mỹ) cho biết, vi khuẩn trên bàn chải đánh răng còn nhiều hơn bệ ngồi toilet. Nghiên cứu khác từ Đại học Quinnipiac (Mỹ) cũng phát hiện, 60% bàn chải chứa cùng loại vi khuẩn trong toilet. Đặc biệt, vi khuẩn bồn cầu có khả năng nhảy xa 3m. Nếu phòng tắm có diện tích nhỏ hơn 3 m2, bàn chải không tránh khỏi sự tấn công của chúng. Trong điều kiện ẩm ướt ở nhà vệ sinh, vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi và trở lại cơ thể trong những lần đánh răng tiếp theo.

Khuẩn E.coli là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, trong khi tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) gây nhiễm trùng thông qua vết thương hở trong miệng (lở, nhiệt miệng; xước nướu, chảy máu chân răng). Ngoài ra, virus gây bệnh cảm cúm cũng có thể lây lan từ người này sang người khác khi các bàn chải đặt cạnh nhau.

Việc rửa bàn chải bằng nước và kem đánh răng không loại bỏ được vi khuẩn. Vì vậy, Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA) khuyên thay bàn chải mỗi 3 tháng hoặc sau đợt cúm, nhằm đảm bảo sức khoẻ răng miệng cho cả nhà. 

Để dễ nhớ, bạn có thể đánh dấu ngày mua trên bàn chải, lịch hoặc điện thoại. Chọn loại bàn chải có tác dụng kháng khuẩn cũng là cách hiệu quả ngăn ngừa, loại bỏ vi khuẩn tích tụ.

An San

Trái tim bệnh nhi khiến cả thế giới tranh cãi đã ngừng đập

Vài ngày trước sinh nhật một tuổi, Charlie Gard ra đi đúng như phán quyết của tòa án. Thông tin được mẹ bệnh nhi, Connie Yates, xác nhận vào tối thứ sáu (giờ địa phương): "Con trai bé bỏng của chúng tôi đã ra đi. Bố mẹ rất tự hào về con, Charlie ạ".

trai-tim-benh-nhi-khien-ca-the-gioi-tranh-cai-da-ngung-dap

Bé Charlie Gard. Ảnh: PA.

Charlie sinh ngày 4/8/2016, mang gen RRM2B lỗi dẫn đến rối loạn ty lạp thể. Bệnh nhi mất thính giác, phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở, không thể cầm nắm đồ vật và liên tục lên cơn động kinh. Tháng 4 năm nay, Bệnh viện Great Ormond (GOSH), nơi điều trị cho Charlie, đề nghị rút thiết bị hỗ trợ sống của bệnh nhi và được Tòa án Tối cao London chấp thuận.

Để cứu con, suốt 5 tháng Connie cùng chồng là Chris Gard đấu tranh để không phải rút thiết bị sống. Họ dự định đưa Charlie tới Mỹ và nhận được sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, khi nhận ra tổn thương cơ bắp của con trai không còn có thể đảo ngược, cặp đôi quyết định từ bỏ cuộc chiến.

trai-tim-benh-nhi-khien-ca-the-gioi-tranh-cai-da-ngung-dap-1

Connie và Chris bên con trai. Ảnh: PA.

Ngày 27/7, thẩm phán Tòa án Tối cao London Nicholas Francis thông qua kế hoạch kết thúc cuộc đời Charlie. Thay vì trở về nhà như mong muốn của bố mẹ, cậu bé 11 tháng tuổi ở lại GOSH với đầy đủ thiết bị hỗ trợ sống cho tới lúc chuyển sang một nhà chăm sóc đặc biệt. Tại đây, máy thở nhân tạo tối 28/7 được tắt, và cậu bé Charlie nhẹ nhàng ra đi mãi mãi. 

Như vậy, ca bệnh gây tranh cãi trên toàn thế giới cuối cùng đã khép lại. Ngay đêm thứ sáu, nhân viên GOSH đã "gửi lời chia buồn chân thành đến cha mẹ cùng người thân Charlie". Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà "vô cùng buồn bã". Giáo hoàng Francis nói: "Tôi xin được gửi Charlie đến Chúa và cầu nguyện cho gia đình cũng như tất cả những ai yêu quý bé". 

Chàng trai quyết tâm giảm 100 kg để trở thành quân nhân

Theo Men's Health, William Guinn Jr ước mơ được gia nhập quân đội Mỹ từ nhỏ nhưng rào cản khiến giấc mơ bị trì hoãn chính là vấn đề cân nặng. Đỉnh điểm, William nặng đến 207 kg. 

chang-trai-quyet-tam-giam-100-kg-de-tro-thanh-quan-nhan

William Guinn Jr trước khi giảm cân. Ảnh: FB.

Tháng 2/2016, William Guinn Jr vô cùng mệt mỏi với thân hình quá khổ của mình, cùng với mục tiêu trở thành quân nhân chưa hoàn thành, anh quyết tâm giảm cân. Anh đến phòng tập thể dục 6 ngày một tuần. Anh cũng gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thực đơn giảm béo cho mình. Kiên trì duy trì chế độ ăn uống và tập luyện, trong 14 tháng William giảm được một nửa số cân xuống còn 110 kg.

chang-trai-quyet-tam-giam-100-kg-de-tro-thanh-quan-nhan-1

William Guinn Jr sau khi giảm cân. Ảnh: M.H

William đã chính thức gia nhập quân đội trong một buổi lễ diễn ra tại Dallas hôm 20/7. Đây là sự kiện trọng đại đối với người đàn ông này, vì đã thực hiện được giấc mơ thời thơ ấu sau một năm kiên trì giảm cân.

"Chính ước mơ đã làm thay đổi con người tôi. Quân sự sẽ là môi trường tuyệt vời cho sự nghiệp và giúp tôi mạnh mẽ hơn bao giờ hết", chàng trai vui vẻ nói.

Rắn cạp nia chui vào mùng cắn người đàn ông

Bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Khoa Bệnh Nhiệt đới và Đơn vị Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh nhân sau khi bị rắn cắn có biểu hiện sụp mi mắt, nói đớ, khó thở, chân tay khó cử động. Người nhà giết được con rắn mang lên cho bác sĩ xem. Đây là loại rắn cạp nia, có khoang đen trắng đều nhau, thích hơi ấm của người và thường chui vào chăn nệm tấn công người lúc ngủ. 

Theo bác sĩ Thơ, bệnh nhân được truyền huyết thanh kịp thời để giải độc và đang dần cải thiện. Rắn cạp nia thuộc nhóm rắn hổ, là loại rắn độc. Nọc rắn này có thể gây nhiễm độc thần kinh với các biểu hiện sụp mi mắt, nói đớ, nuốt nước miếng không được, khó thở và diễn tiến ngưng thở, tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân điều trị rắn cắn tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: T.P

Bệnh nhân điều trị rắn cắn tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: T.P

Nhóm rắn độc thường gặp khác là rắn lục, chàm quạp, sải cổ đỏ... Nhóm này thường gây rối loạn đông máu, chảy máu nhiều, có thể xuất huyết nội tạng, xuất huyết não và tử vong. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.000 trường hợp bị rắn cắn, gặp nhiều trong mùa mưa.

Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân khi bị rắn cắn phải bình tĩnh, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng. Sau đó cần tiến hành băng ép, không cột garo. Lưu ý băng ép vừa phải, có thể luồn được 2 ngón tay vào, không cột quá chặt vì có thể gây thiếu máu hoại tử. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được xử trí. Nếu được nên mang theo thủ phạm cắn người để bác sĩ xác định loại rắn độc và dễ dàng truyền huyết thanh phù hợp cho nạn nhân. Tuyệt đối không rạch vết thương để hút nọc độc.

Video có thể khiến bạn ngừng ăn mì tôm ngay

Thứ bảy, 29/7/2017 | 05:02 GMT+7

Thứ bảy, 29/7/2017 | 05:02 GMT+7

2 giờ sau khi ăn, mì ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày gây chướng bụng và áp lực cho hệ tiêu hóa, theo Health For All Women.

Khánh Ly  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Chàng trai ngồi xe lăn hít đất, nâng tạ 190 kg

Thứ bảy, 29/7/2017 | 00:02 GMT+7

Thứ bảy, 29/7/2017 | 00:02 GMT+7

Zack Ruhl 26 tuổi chào đời thiếu đôi chân vẫn tập gym, trở thành huấn luyện viên giúp đỡ người tàn tật tập luyện, theo Barcroft TV.

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát ổ dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội

Tại một khu công trường xây dựng lớn sát Đại học Giao thông Vận tải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khá bất ngờ trước tình cảnh công nhân xây dựng ăn, ở, ngủ ngay dưới tầng hầm công trường ẩm thấp, tối, nền nhà đọng nước. Theo đại diện Trung tâm Y tế quận Đống Đa, tầng hầm vừa được rắc vôi bột, phun hóa chất diệt muỗi. Trước đó khi kiểm tra tầng hầm ẩm thấp, đọng nhiều vũng nước nên mật độ bọ gậy dày đặc, rất nhiều muỗi. Ngành y tế đã yêu cầu các công nhân phải chuyển lên trên sân công trường sinh sống nhằm phòng tránh sốt xuất huyết.

pho-thu-tuong-vu-duc-dam-thi-sat-o-dich-sot-xuat-huyet-tai-ha-noi

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra lọ cắm hoa tại nghĩa trang ngay sát khu dân cư. Ảnh: N.P.

Cũng quận Đống Đa, Phó Thủ tướng tiếp tục kiểm tra một khu nhà trọ của công nhân, sinh viên ở ngõ 112 chùa Láng, có rất nhiều lọ hoa, cốc nước có bọ gậy khu vực nghĩa trang là nguồn ổ bệnh ngay sát khu dân cư.

Với hơn 1.600 ca sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay, Đống Đa hiện là địa bàn có số bệnh nhân nhiều nhất Hà Nội.

Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch TP Hà Nội cho biết, dịch sốt xuất huyết tại thành phố tăng lên nhanh trong 2 tháng gần đây. Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận hơn 7.000 ca sốt xuất huyết, riêng tháng 6 là 2.400 bệnh nhân, tháng 7 khoảng 2.800 ca. Đặc biệt, số mắc 2 tuần gần đây tăng nhanh từ 1.200 ca tuần trước lên 1.500-1600 bệnh nhân tuần này.

Hà Nội cố gắng vận động 100% hộ gia đình cam kết có biện pháp phòng chống dịch, diệt loăng quăng bọ gậy trong gia đình. Bên cạnh đó, tập trung xử lý tại khu vực công cộng, công trình xây dựng, trường học…

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, một trong những khó khăn của Hà Nội hiện nay là diệt bọ gậy. Trước đây, ngành y tế chỉ tập trung tiêu diệt bọ gậy ở các hộ gia đình thì nay mở rộng tất cả các bãi đất trống, nghĩa trang, đình chùa... Việc phun hóa chất diệt muỗi chưa triệt để, hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ gia đình khi nhân viên y tế đến phun thì đi vắng hoặc không hợp tác.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ngành y tế Hà Nội thường xuyên tuyên truyền vận động để người dân có ý thức phòng bệnh; tập trung điều trị giảm tối đa tử vong, đồng thời xử lý nghiêm các chủ đầu tư khu công trường còn để tồn tại các ổ bọ gậy dù đã được tuyên truyền...

“Hà Nội chưa phải là nơi có số bệnh nhân sốt xuất huyết cao nhất cả nước nhưng tốc độ tăng nhanh. Nếu không có biện pháp xử lý kiên quyết hơn, dịch dễ bùng phát mạnh hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

10 năm qua dịch sốt xuất huyết dengue tại Hà Nội tăng cao vào năm 2009 với hơn 16.000 ca, 4 người tử vong. Năm 2015 hơn 15.000 bệnh nhân, còn lại trung bình mỗi năm ghi nhận từ 5.000 đến 6.000 trường hợp. 

Thủ tướng yêu cầu 4 Bộ phối hợp chống sốt xuất huyết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện yêu cầu 4 bộ này cùng tăng cường công tác phòng chống bệnh. Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tuyên truyền, thông tin tình hình dịch bệnh và các biện pháp để người dân chủ động phòng chống bệnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia diệt loăng quăng (bọ gậy) tại gia đình và cộng đồng. Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Các ban ngành khác cũng tham gia tuyên truyền người dân phòng dịch. 

thu-tuong-yeu-cau-4-bo-phoi-hop-chong-sot-xuat-huyet

Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: P.T.

Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 58.000 ca bệnh, trong đó hơn 49.000 bệnh nhân nhập viện và 18 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số nhập viện tăng 11,2%, tăng 3 ca tử vong. 

Nhiều tỉnh thành dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng, nhất là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Nam Định.

Hướng dẫn phòng bệnh sốt xuất huyết

Từ bệnh nhi ung thư trở thành y tá cứu người

Millie Osman (Anh) mới 2 tuổi khi lần đầu tiên vào Bệnh viện Ipswich để điều trị ung thư máu. 20 năm trôi qua, cô gái trẻ giờ đây đã hoàn thành tấm bằng y tá và chuẩn bị gia nhập đội ngũ nhân viên ở nơi từng cứu sống mình.

tu-benh-nhi-ung-thu-tro-thanh-y-ta-cuu-nguoi

Millie bên các y tá đã cứu sống cô. Ảnh: ipswichstar.

"Tôi thường được hỏi có nhớ gì về ngày ấy không và luôn trả lời rằng đó toàn là những kỷ niệm tốt đẹp", Millie tâm sự với Daily Star. Trước đó, chẳng ai nghĩ rằng cô bé sẽ sống sót. Cha mẹ Millie từng được thông báo con gái không đáp ứng với liệu pháp điều trị nên sức khỏe rất kém. "Họ đã cân nhắc giữa chất lượng sống và thời gian sống", thiếu nữ 22 tuổi nhớ lại. "Tất cả đều nghĩ tôi chịu thua ung thư".

Thế nhưng, phép màu cuối cùng cũng xảy ra. Sau 2 năm hóa trị liên tục, Millie không còn dấu vết ung thư. Đặc biệt, tấm lòng những nữ y tá Bệnh viện Ipswich đã thổi bùng ước mơ theo đuổi ngành y của cô gái nhỏ. Tốt nghiệp cấp 3, Millie đăng ký chuyên ngành y tá trẻ em tại Đại học Suffolk (Mỹ).

tu-benh-nhi-ung-thu-tro-thanh-y-ta-cuu-nguoi-1

Millie ngày bé. Ảnh: ipswichstar.

Chia sẻ về thời gian học tập, Millie cho biết đôi lúc cảm thấy "kỳ lạ" vì được đoàn tụ với những ân nhân năm xưa trong giờ lên lớp. Thậm chí, giáo viên hướng dẫn cũng từng hóa trị cho cô. Kết thúc quá trình đèn sách, Millie không giấu nổi sự phấn khích khi sắp được làm việc bên cạnh họ.

tu-benh-nhi-ung-thu-tro-thanh-y-ta-cuu-nguoi-2

Millie quyết tâm theo đuổi ngành y để làm việc tại Bệnh viện Ipswich. Ảnh: ipswichstar.

Trở thành y tá cho trẻ ung thư, Millie mong muốn chăm sóc thật tốt các bệnh nhi như những gì cô được nhận ngày còn nhỏ. "Công việc của y tá không chỉ là đưa thuốc rồi bảo người ta về nhà", thiếu nữ khẳng định. Điều quan trọng là xây dựng mối quan hệ tốt với bệnh nhân để họ nhận ra bệnh viện không hề đáng sợ mà trái lại vô cùng tốt đẹp. 

* Chia sẻ câu chuyện chiến đấu với bệnh ung thư về suckhoe@vnexpress.net. 

Cô gái trẻ khỏi ung thư ruột dù bác sĩ tuyên bố vô phương cứu chữa

Cuối tháng 8/2014, bác sĩ lắc đầu tuyên bố căn bệnh ung thư ruột kết của Stefanie Joho vô phương cứu chữa. Họ đầu hàng và trả nữ bệnh nhân về nhà chờ chết. Bố mẹ và chị gái ôm chầm lấy cô. Nhiều giọt nước rơi làm ướt vai áo cô gái trẻ, và rồi Joho biết đó là những giọt nước mắt đau đớn của người cha. "Tôi như người đã chết, hoàn toàn mất phương hướng, sẵn sàng để nhắm mắt buông xuôi", Joho nhớ lại.

Chị gái của Joho thì không chấp nhận điều đó. Khi gia đình trở về căn hộ ở quận Flatiron, Jess mở laptop và bắt đầu tìm kiếm điều gì đó một cách điên cuồng. Một giờ sau, cô bước vào phòng của em gái và nói: "Chị em mình sẽ không bỏ cuộc. Hành trình này chưa kết thúc đâu".

kinh-nghiem-cua-co-gai-thoat-khoi-ung-thu-ruot-du-bac-si-bo-tay

Stefanie Joho. Ảnh: N.Y

Theo Washington Post, cuộc tìm kiếm của người chị đã đưa Joho đến với Đại học Johns Hopkins. Vài ngày sau đó, Joho nhận được điện thoại từ một nhà di truyền học ung thư, đồng thời dẫn đầu một nghiên cứu ở đó. "Hãy đến với chúng tôi nhanh nhất có thể. Chúng tôi đang có những thành công to lớn với những bệnh nhân như bạn", người này xưng tên là Luis Diaz nói.

Joho sau đó chấp nhận thử nghiệm liệu pháp miễn dịch ung thư của các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins. Chính cuộc thử nghiệm này đã giúp mở ra một hướng đi mới trong điều trị ung thư. Sự đột phá này được công bố mới đây bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ. Liệu pháp miễn dịch này giúp các bệnh nhân mắc một số loại ung thư không đáp ứng với hóa trị liệu.

Nhà di truyền học Bert Vogelstein nói: "Với những người bệnh đang đối mặt với án tử thì cách chữa trị này có thể giúp họ kéo dài sự sống trong một thời gian dài."

Tháng 8/2014, Joho bắt đầu đến Hopkins để truyền thuốc trị liệu miễn dịch. Ngay từ lần trị liệu đầu tiên, cô đau đớn tưởng chết đi sống lại. Thậm chí, cô dán miếng dán fentanyl trên cánh tay mỗi 48 giờ để giảm đau. Chỉ vài ngày sau, cơn đau đớn dữ dội ấy đã dịu dần. Rồi một cảm giác lạ lùng bỗng ập đến, cô cảm thấy cơn đói đã quay trở lại. Joho bật khóc.

Nhiều tháng trôi qua, khối u của cô co lại và cuối cùng biến mất. Joho ngừng điều trị hồi tháng 8 năm ngoái và hoàn toàn không có dấu hiệu bệnh tật.

Trước khi Joho bị ốm, ung thư đã tạo ra một nỗi đau dài cho gia đình cô. Mẹ của cô là Priscilla mắc hội chứng Lynch, một chứng rối loạn di truyền làm gia tăng nguy cơ ung thư. Năm 2003, bà bị ung thư ruột già, ung thư tử cung và ung thư biểu mô tế bào vẩy da.

Chị gái của Joho đã kiểm tra nguy cơ mắc hội chứng Lynch giống mẹ hay không, và Joho cũng lên kế hoạch tầm soát khi cô 25 tuổi. Thế nhưng 22 tuổi, chỉ vài tháng sau khi tốt nghiệp Đại học New York, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi bất thường. Bác sĩ biết về hội chứng di truyền của người mẹ nên đã yêu cầu cô nội soi đại tràng. Sau khi chụp CT, bác sĩ phát hiện một khối u rất lớn trong ruột kết của cô. Chắc chắn cô ấy đã "thừa hưởng" hội chứng Lynch từ mẹ mình.

Cô đã trải qua cuộc phẫu thuật vào tháng 1/2013 tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia, nơi mẹ cô đã được điều trị. May mắn, ung thư dường như không lây lan, vì vậy cô có thể bỏ qua hóa trị liệu và tái khám ba tháng một lần.

Tháng 8 năm đó, Joho bắt đầu đau đớn không ngừng. Các xét nghiệm phát hiện khối u xâm lấn ở bụng. Một cuộc phẫu thuật can thiệp nữa lại diễn ra. Joho đã ổn, song ung thư không ngừng đeo bám. Một lần nữa, vào giữa năm 2014, bệnh ung thư lại tái phát.

Joho chuyển đến nhà cha mẹ ở ngoại ô Philadelphia. "Tôi muốn hít thở không khí trong lành vào lúc cuối đời. Nhưng chị gái tôi không cam chịu và chính chị đã tái sinh tôi thêm lần nữa", Joho nhớ lại.

Tại Hopkins, cô là người đầu tiên được thử nghiệm một loại thuốc có tên pembrolizumab. "Pembro" là một phần của loại thuốc mới gọi là chất ức chế trạm kiểm soát, giữ cho hệ thống miễn dịch tấn công các khối u.

Là một người sống sót dù mắc ung thư với hội chứng Lynch, Joho sẽ được theo dõi chặt chẽ. Nếu tái phát, cô sẽ được điều trị lại với liệu pháp miễn dịch. May mắn thoát chết, Joho cho rằng cô cần chia sẻ với mọi người những điều mà mình đã học được để đối mặt với bệnh ung thư.

Dưới đây là những chia sẻ của Joho, theo Scmp.

Chúng ta biết càng nhiều, cơ hội sống sót càng lớn

Joho nói rằng, khi bắt đầu điều trị ung thư, cô rất lo sợ trước những lời nói của bác sĩ và đã đưa ra vài quyết định sai lầm mà đến giờ nghĩ lại cô vẫn cảm thấy hối hận. Trước đó, Joho tới tất cả cuộc hẹn và đồng ý mọi điều mà bác sĩ nói. Khi khối u tái phát và các phương pháp điều trị đều thất bại, cô nhận ra rằng kiến thức và sự hiểu biết chính là cơ hội để cô sống sót. Cô tìm thông tin về bệnh trên Internet. Cô không chỉ trở thành một "chuyên gia" về bệnh ung thư ruột kết mà còn hiểu rõ về tình trạng chung bệnh ung thư ngày nay.

Joho không khuyến khích mọi người trở thành bác sĩ của chính mình nhưng cô khuyên mọi người nên trang bị kiến thức để trao đổi bệnh tình thẳng thắn với bác sĩ và chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đặt câu hỏi không phải là rắc rối

Có lẽ bạn cho rằng một "bệnh nhân tốt" là người không bao giờ đặt câu hỏi mà phải răm rắp nghe theo yêu cầu của bác sĩ. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Đừng ngại nói lên những điều bạn đang thắc mắc. Cuộc sống của bạn phụ thuộc vào điều đó.

Điều bạn cần làm là chuẩn bị các câu hỏi trước khi có lịch hẹn với bác sĩ. Nếu không thể nhớ được, bạn hãy ghi chúng ra. Hãy nhớ rằng bạn đang chiến đấu cho cuộc sống của bạn. Hãy lắng nghe cơ thể mình, nếu bạn cảm thấy có những triệu chứng khác thường, bác sĩ không nghiêm túc kiểm tra cho bạn, hãy tìm một bác sĩ khác.

Trở thành chuyên gia cho chính mình

Hiểu rõ quá trình thay đổi của bản thân sẽ giúp ích trong việc điều trị rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn nên hỏi bác sĩ và hiểu rõ về các xét nghiệm mà bạn thực hiện.

Nói lại với bác sĩ về các tác dụng phụ xảy ra

Mỗi phương pháp điều trị lại có những tác dụng phụ khác nhau. Ví dụ, liệu pháp miễn dịch hoàn toàn khác với điều trị truyền thống. Liệu pháp miễn dịch giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân trong khi đó điều trị truyền thống lại tấn công vào các tế bào ung thư. Việc kiểm soát sớm các phản ứng phụ có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Vì vậy, tốt nhất bạn hãy lắng nghe cơ thể mình và nói lại cho bác sĩ biết về bất kỳ thay đổi nào để có biện pháp điều trị, chăm sóc tốt nhất.

Các thử nghiệm lâm sàng không phải cách cuối cùng

Nhiều người có quan niệm rằng thử nghiệm lâm sàng là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác đều không hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế các thử nghiệm lâm sàng sẽ hỗ trợ trong việc tiếp cận phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu nhất. Liệu pháp miễn dịch đang dần trở thành phương pháp điều trị ung thư hàng đầu, ngay cả khi được sử dụng trước khi phẫu thuật để ngăn ngừa tái phát.

Cô Joho nói rằng: "Bệnh nhân là đối tác của khoa học. Nếu không có bệnh nhân và sự sẵn lòng tham gia của bệnh nhân, các tiến bộ y tế sẽ không tồn tại. Tôi luôn cảm thấy tự hào khi tham gia vào các nghiên cứu, bởi nó sẽ giúp tiết kiệm được hàng nghìn cuộc sống khác".

Ung thư không chỉ là một căn bệnh về thể chất

Người mắc bệnh ung thư rất dễ chán nản, buông xuôi. Khi mắc bệnh, điều quan trọng là bạn cần kiểm soát cảm xúc và tinh thần của mình. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp, hỗ trợ từ các trung tâm khác. Hiện nay có rất nhiều trung tâm tham vấn và điều trị tâm lý, giúp bệnh nhân có tâm lý tốt hơn, có ý chí chiến đấu chống lại bệnh tật.

Hy vọng chính là lẽ sống

Joho nói: "Tôi tin vào hy vọng. Nó cứu cuộc sống của tôi. Khi bạn từ bỏ hy vọng thì cơ thể sẽ không còn lý do gì để tiếp tục chiến đấu chống lại bệnh tật". 

Tất nhiên, bác sĩ sẽ rất khó khăn khi phải nói sự thật với bệnh nhân của họ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không thể tiếp thêm hy vọng sống cho bạn được nữa thì bạn hãy đi tìm hy vọng sống trong chính mình và từ những người thân.

Không ai có thể tự mình vượt qua bệnh tật

Ung thư không phải là một hành trình mà bạn có thể tự bước một mình. Người thân và các chuyên gia sẽ luôn bên bạn và làm thay đổi hành trình đó. Họ sẽ tiếp thêm sức mạnh khi bạn cảm thấy yếu đuối nhất.

Để chiến thắng số phận, bạn cần có người thân ở bên để chăm sóc và lắng nghe. Tuy nhiên, bạn cũng cần vượt qua được rào cản của mình để cởi mở nói về những thay đổi diễn ra trong cơ thể bạn. Cuộc sống thoải mái sẽ giúp bạn vững tâm chống chọi lại bệnh tật.

Xem thêm: Ung thư vú hình thành và di căn thế nào

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Chồng chấn thương não tập đứng dậy để ôm hôn vợ gây xúc động

Thứ sáu, 28/7/2017 | 11:20 GMT+7

Thứ sáu, 28/7/2017 | 11:20 GMT+7

Thoát 61 ngày hôn mê sau tai nạn xe hơi, Jonathan tập đứng lên để ôm hôn người vợ luôn túc trực bên giường bệnh, theo The Independent.

Khánh Ly  |  

Xem thêm:
').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2tsP6WX"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });